Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không?

Ngày 26/10/2023
Kích thước chữ

Cảm giác buồn nôn là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người có thể trải qua sau một tuần quan hệ tình dục. Tuy nhiên, có nhiều người tự hỏi liệu cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không.? Hãy cùng Long Châu tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Có nhiều dấu hiệu có thể giúp chị em nhận biết bản thân mình đang mang thai, và buồn nôn là một trong số đó. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai thật hay không?

Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu  mang thai không?

Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, trào ngược dạ dày thực quản, lo lắng, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hoặc có thai.

Để xác định nguyên nhân gây cảm giác muốn nôn mửa, quá trình loại trừ từng nguyên nhân một có thể giúp bạn tìm ra lý do cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua cảm giác buồn nôn mửa sau một tuần quan hệ, đó có thể không phải là dấu hiệu của thai kỳ. Thực tế, sau khi quan hệ trong vòng 5 ngày hoặc sau một tuần, khả năng thụ tinh chỉ xảy ra nếu trứng được thụ tinh ngay trong ngày quan hệ. Sau một tuần, trứng mới di chuyển vào tử cung và chưa phát triển đủ để gây ra triệu chứng nghén.

Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không? 1
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn buồn nôn bên cạnh việc mang thai

Tuy vậy, còn một số yếu tố khác cần được làm rõ, chẳng hạn như việc có quan hệ trong những ngày trước đó, chu kỳ kinh nguyệt của bạn và khả năng rụng trứng trong ngày quan hệ. Nếu hầu hết các câu trả lời là "Có", thì có thể những ngày quan hệ trước đó đã gây ra thai kỳ và triệu chứng nghén, cảm giác mửa hiện tại.

Để xác định liệu cảm giác buồn nôn sau một tuần quan hệ có phải do thai kỳ hay không, bạn nên sử dụng que thử thai sau khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân đã được đề cập ở trên. Nếu kết quả thử thai âm tính, bạn cần tiếp tục quan sát và thử lại nếu kinh nguyệt bị trễ.

Cách giảm cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ

Để giảm cảm giác buồn nôn, có thể sử dụng thuốc metoclopramid 10mg - một loại thuốc chống nôn an toàn cho phụ nữ mang thai và không mang thai. Nếu buồn nôn là do rối loạn tiêu hoá hoặc trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc trung hòa acid dạ dày.

Ngoài ra, có một số phương pháp giảm cảm giác buồn nôn mà không cần sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng như sau:

  • Uống nước lọc và uống nước chậm rãi để đảm bảo lượng nước uống hàng ngày là 2 lít. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống các loại thức uống mà bạn có thể tiêu thụ mà không gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa dầu mỡ và đồ ngọt. Xem xét lại chế độ ăn uống của bạn trong những ngày gần đây và điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Ăn ít và chia thành nhiều bữa, khoảng 1 - 2 giờ mỗi bữa. Hãy ăn và uống riêng biệt.
  • Tránh ăn đồ nóng và lạnh cùng một lúc.
  • Tránh vận động mạnh sau khi ăn.
  • Tập thư giãn và thiền để giảm căng thẳng.
Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không? 2
Có thể uống nước lọc để giảm bớt cảm giác buồn nôn

Những biện pháp trên có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn sau quan hệ trong một tuần.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết mang thai sớm

Dấu hiệu kinh nguyệt chậm

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy sự có thai, và nhiều phụ nữ nhận ra việc mang thai của mình thông qua tình trạng này. Chu kỳ kinh nguyệt thông thường là 28 ngày hoặc có thể từ 24 đến 38 ngày vẫn được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà đột ngột trễ kinh 5 - 7 ngày sau quan hệ tình dục không an toàn, có thể đó là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy bạn đang mang thai. Bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone hCG trong nước tiểu, hoặc đến cơ sở y tế để được hướng dẫn các biện pháp xác định mang thai một cách chính xác và được bác sĩ hướng dẫn về chăm sóc và theo dõi thai kỳ.

Thay đổi vùng ngực

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy ở phụ nữ có thai là sự thay đổi trong vùng ngực. Vùng ngực có thể sưng đau, núm vú có thể trở nên sẫm màu và nhô ra và quầng vú có thể lớn hơn. Nguyên nhân của những thay đổi này là do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, gây ra sự thay đổi hình dáng và kích cỡ của vùng ngực. May mắn là sau 3 tháng đầu của thai kỳ, các triệu chứng này thường giảm dần và biến mất hoàn toàn do cơ thể tự điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố.

Tiểu nhiều lần

Nếu bạn thường xuyên có nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của việc có thai sớm. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) và sự phát triển kích cỡ tử cung, gây áp lực lên bàng quang.

Đầy hơi, ợ hơi

Khi progesterone tăng cao, nó có thể gây ra sự thay đổi lớn trong cơ thể. Một trong những thay đổi đó là làm cho các cơ bắp, bao gồm các cơ trong ruột, trở nên ít hoạt động. Do đó, quá trình tiêu hóa chậm lại, gây ra cảm giác đầy hơi và ợ hơi.

Nướu răng sưng đau

Khi cơ thể phải cung cấp lượng máu và chất lỏng cho sự phát triển của thai nhi, bạn có thể bị sưng các mô, bao gồm cả nướu. Vì vậy, quan sát tình trạng nướu sưng, đau và chảy máu, cũng như sưng húp mắt và mặt, có thể là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang mang bầu.

Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không? 3
Nướu răng sưng đau là một trong những dấu hiệu mang thai sớm

Cảm thấy hoa mắt chóng mặt

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm tăng lưu thông máu và khiến mạch máu giãn ra. Khi mạch máu giãn ra và huyết áp giảm, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt và thậm chí ngất xỉu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ngất xỉu cũng có thể do mức đường trong máu giảm.

Chảy máu báo thai

Khi trứng đã được thụ tinh và gắn kết sâu vào niêm mạc tử cung dày, bạn có thể thấy có hiện tượng chảy máu âm đạo. Thực tế, khoảng 25 - 30% phụ nữ mang thai trải qua chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa chảy máu do thụ tinh và chảy máu kinh nguyệt. Bạn nên chú ý đến màu sắc và lượng máu. Chảy máu trong thai kỳ thường ít, màu sắc hơi nâu và hồng nhạt, không phải màu đỏ đậm hoặc tươi sáng.

Tóm lại, cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn đã mang thai. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cảm giác này. Nếu bạn có nghi ngờ về việc mang thai, hãy thực hiện xét nghiệm thai sớm hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để có được đánh giá chính xác và thông tin cần thiết. 

Xem thêm:

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có phải đã có thai?

Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin