Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc thắc mắc: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?

Ngày 01/10/2023
Kích thước chữ

"Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?" là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em khi cơ thể vẫn chưa có nhiều thay đổi rõ rệt khi bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ.

Cơ thể phụ nữ từ tuần thứ hai sau khi thụ thai sẽ bắt đầu một số dấu hiệu cụ thể, điển hình là việc buồn nôn, ốm nghén,... Và câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất là nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không hay đây chỉ là tín hiệu từ một cơ thể không khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng xoay quanh dấu hiệu này.

Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?

Khi cơ thể vẫn chưa có nhiều dấu hiệu rõ rệt, chỉ có những thay đổi về vị giác, phổ biến nhất là biểu hiện nhạt miệng thì nhiều chị em thường băn khoăn rằng liệu nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không.

Câu trả lời chính xác là nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục và xuất hiện cảm giác nhạt miệng thì khả năng cao bạn đã có thai, đi cùng với nhạt miệng là các triệu chứng ốm nghén thường thấy cả ngày lẫn đêm, nhưng thực tế không phải chị em nào cũng bị nghén mà sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, thông thường các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 16 - 20 tuần thai kỳ.

Dưới đây là nguyên nhân lý giải hiện tượng nhạt miệng ở mẹ bầu:

Khi mang thai mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường vì nội tiết estrogen trong cơ thể người phụ nữ có chức năng cảm nhận được hương vị và tạo cảm giác thèm ăn khi có đến hơn 10.000 đơn vị tế bào vị giác tập trung ở lưỡi. Khi cơ thể tích nước thì các tế bào này sẽ làm phân tán sự tập trung trong miệng gây mất vị giác, nhạt miệng ở mẹ bầu. Lúc này mẹ bầu phải trải qua nhiều cảm giác khó chịu, vì thế người thân cần áp dụng nhiều giải pháp giảm các triệu chứng nghén ở mẹ bầu sẽ giúp cải thiện phần nào sự mệt mỏi này.

Góc thắc mắc: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không? 1
Triệu chứng nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không?

Làm sao để đối phó với tình trạng nhạt miệng trong thai kỳ?

Trong giai đoạn đầu hoặc suốt thai kỳ mẹ bầu có thể có nhiều thay đổi trong các món ăn, điển hình là ăn nhiều các món trước đó không thích hoặc chưa từng ăn, thậm chí có thể bị rối loạn vị giác và khứu khi gặp những món ăn có hương vị mạnh. Hiện tượng này có thể kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Qua đó để bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ bầu cũng như đảm bảo sự phát triển của thai nhi, bạn đọc có thể tham khảo các mẹo sau đây:

  • Sử dụng kem đánh răng hương bạc hà và làm sạch lưỡi bằng bàn chải.
  • Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây như chanh, cam, nho, kiwi, dứa,...
  • Đảm bảo bổ sung 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể pha thêm một chút vị chua từ chanh hoặc trái cây chua vào uống chung.
  • Nhai kẹo singum không đường hoặc kẹo có vị chua.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng, loại bỏ các mảng bám thức ăn để tránh gây tình trạng nôn ói do thay đổi mùi vị.

Tuy nhạt miệng là dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu nhưng nếu trước đó bạn chưa từng quan hệ tình dục mà vẫn xuất hiện cảm giác nhạt miệng thì có thể đây là những dấu hiệu các bệnh lý khác trong cơ thể liên quan đến trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,...

Góc thắc mắc: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không? 2
Làm sao để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu khi có cảm giác nhạt miệng?

Mẹ bầu nhạt miệng nên ăn gì để cân bằng dinh dưỡng?

Trước thể trạng mệt mỏi như vậy ở mẹ bầu thì làm sao để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối cho cả mẹ và bé, dưới đây là một số gợi ý về các món ăn thích hợp cho mẹ bầu khi nhạt miệng.

  • Khoai tây nướng, luộc hoặc hấp: Là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu khi chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Sữa chua và các loại trái cây: Sử dụng hỗn hợp sữa chua với các loại chua sẽ tạo thành một món ăn nhẹ và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và sữa tách béo: Các loại ngũ cốc phù hợp với mẹ bầu như yến mạch, lúa mì hoặc sữa tách béo ăn kèm trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ cung cấp nhiều chất xơ phòng ngừa táo bón khi mang thai.
  • Trái cây tươi và các loại hạt khô: Nhóm trái cây tươi và hạt khô tổng hợp như hạnh nhân, hạt óc chó,... rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho bà bầu trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Ngoài ra đối với người bình thường thì nó cũng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kích thích tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn.
  • Chocolate và trái cây: Áp dụng trong bữa ăn nhẹ không quá ngọt mà vẫn mang nhiều lợi ích đối với phụ nữ mang thai khi hỗ trợ giảm huyết áp cao, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, tổn thương nội tạng,...
Góc thắc mắc: Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không? 3
Ngũ cốc nguyên hạt có thể ăn kèm với các loại trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Các món trên đều cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu như nhóm vitamin, chất xơ, protein và các khoáng chất nên tùy vào sở thích mỗi mẹ bầu có thể lựa chọn món ăn phù hợp với cá nhân mình

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai không, song song với đó thì Nhà thuốc Long Châu cũng muốn gợi ý đến mọi người về giải pháp đối phó với tình trạng mệt mỏi khi mẹ bầu buồn nôn, mệt mỏi trong thai kỳ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin