Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ sinh non thai chậm phát triển, thai lưu… Vì thế để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này mẹ bầu cần có cách chăm sóc đúng cách mùa dịch.
Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy yếu hơn người bình thường, vì thế khi nhiễm virus Covid-19 dễ xảy đến tình trạng diễn biến nặng. Cùng điểm qua cẩm nang chăm sóc bà bầu trong mùa dịch để biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả cho phụ nữ mang thai cũng như cả gia đình.
Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố nên hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu bị suy giảm, dễ bị tổn thương hơn nếu nhiễm phải virus, đặc biệt là virus corona. Vì thế gia đình cần duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với những thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng chống virus corona, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Chế độ ăn đầy đủ chất, cân đối đủ các nhóm chất như nhóm bột đường gạo, bánh mì, các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) và các chất xơ (các loại rau củ quả) để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì cân nặng hợp lý.
Đồng thời nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch như các loại vitamin A, B, C, D và các khoáng chất, sắt, kẽm, axit béo…
Uống nhiều nước mỗi ngày tùy thuộc vào sức khỏe và cân nặng, uống ít nhất từ 2 lít trở nước trở lên.
Ngoài ra mẹ có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng những viên uống chứa vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu cần thiết trong thai kỳ, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng trong mùa dịch.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh và đúng cách như:
Hạn chế ra đường và tiếp xúc với những người lạ xung quanh
Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần hạn chế đi lại, đặc biệt là đến những nơi có đông người hoặc các không gian kín vì khả năng nhiễm virus cao hơn. Khi có yêu cầu đi tiêm phòng, mẹ bầu cần áp dụng những biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang kháng khuẩn, trang bị mặt nạ giống giọt bắn, giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 mét. Sau khi tiêm phòng cần về nhà ngay, khử khuẩn, thay quần áo mới và tắm rửa sạch sẽ.
Ngoài ra những thời gian khá nên ở trong nhà, tránh đi chợ, tham gia các hoạt động công cộng.
Khử khuẩn tay chân thường xuyên
Mẹ bầu nhớ nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây để hạn chế dịch bệnh trong thời gian này. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc súc họng bằng nước muối để vệ sinh đường hô hấp. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh sau khi đụng chạm vào những vật nghi nhiễm Covid-19.
Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết có nên đi khám thai trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên bạn không nên bỏ qua việc khám thai vì chúng vô cùng quan trọng, để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn và thai nhi, đồng thời cũng phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng sức khỏe, lịch khám thai định kỳ của bạn có thể xuất hiện một số thay đổi so với quy trình theo dõi thai bình thường, đôi khi bạn cần giảm số lần bạn đến bệnh viện, giảm tiếp xúc nhiều người, thay vào đó là khám, tư vấn qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video...
Vì thế bạn nên đi khám thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tuân thủ những khuyến nghị sau:
1. Gọi điện báo trước cho các bác sĩ để sắp xếp lịch hẹn cũng như có sự chuẩn bị: Sắp xếp lịch hẹn, hỏi cụ thể địa điểm và thời gian khám có thể giúp hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc người lạ.
Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc đang trong diện nghi ngờ F1, F2 thì bạn cần báo trước cho bác sĩ để được hướng dẫn và sắp xếp nếu đến khám.
2. Di chuyển bằng phương tiện riêng để hạn chế tiếp xúc, lây nhiễm chéo.
3. Khi đi khám nên áp dụng đúng quy định 5K.
4. Sau khi về nhà nên cập nhật tình hình sức khỏe với bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
5. Với các trường hợp khẩn cấp, bạn có thể liên hệ đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3223 hoặc 1900 9095) để được tư vấn thêm.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.