Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là một giai đoạn quan trọng đối với phụ nữ và việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi là một ưu tiên hàng đầu. Trong suốt thai kỳ, có thể xảy ra nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến nguy cơ chảy máu và Cammic là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, có câu hỏi mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm, đó là liệu Cammic có dùng được cho bà bầu không?
Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Cammic có dùng được cho bà bầu không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về sản phẩm Cammic cũng như những bằng chứng khoa học về mức độ an toàn khi sử dụng Cammic trên phụ nữ có thai để giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, có thể dẫn đến chảy máu nặng. Biểu hiện phổ biến là tình trạng kinh nguyệt thấm qua nhiều miếng băng vệ sinh hoặc phải thay băng vệ sinh liên tục trong một đến vài giờ, hay xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn.
Rối loạn đông máu là vấn đề về khả năng kiểm soát quá trình đông máu của cơ thể. Thông thường, cục máu đông hình thành khi bị thương để ngăn chảy máu. Trong trường hợp ở người bệnh rối loạn đông máu, máu có thể không đông dẫn đến chảy máu quá nhiều, hoặc có thể hình thành cục máu đông ngay cả khi không bị thương.
Sản phẩm Cammic (được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc) là thuốc dạng viên nén bao phim, thuộc nhóm thuốc cầm máu với hoạt chất chính là Tranexamic acid, được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin.
Tranexamic acid là một dẫn xuất tổng hợp của lysine được sử dụng làm thuốc chống tiêu sợi huyết trong điều trị và ngăn ngừa chảy máu nặng.
Tranexamic acid ức chế cạnh tranh và kích hoạt plasminogen thông qua liên kết ở một số vị trí riêng biệt, bao gồm bốn hoặc năm vị trí có ái lực thấp và một vị trí có ái lực cao, vị trí sau có liên quan đến liên kết với fibrin. Sự gắn kết của plasminogen với fibrin gây ra sự phân hủy fibrin bằng cách chiếm các vị trí liên kết cần thiết, Tranexamic acid ngăn chặn sự hòa tan fibrin, do đó ổn định cục máu đông và ngăn ngừa xuất huyết.
Khi dùng bằng đường uống, Tranexamic acid được chỉ định để điều trị phù mạch di truyền, chảy máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh và các trường hợp chảy máu đáng kể khác do tăng hiện tượng tiêu sợi huyết.
Khi tiêm tĩnh mạch, Tranexamic acid được chỉ định sử dụng ngắn hạn (2 - 8 ngày) ở những bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông để ngăn ngừa hoặc giảm chảy máu sau khi nhổ răng.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn phổ biến như: Rối loạn tiêu hóa (Tiêu chảy, buồn nôn và nôn), chóng mặt, hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch.
Dữ liệu hiện có liên quan đến ảnh hưởng của thai nhi khi tiếp xúc với Tranexamic acid trong thai kỳ còn rất hạn chế. Những dữ liệu bao gồm 12 báo cáo và 2 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mô tả kết quả của 230 trường hợp mang thai phơi nhiễm, phần lớn trong số đó được cho là đã phơi nhiễm nghiêm trọng ở giai đoạn cuối thai kỳ. Không có trường hợp dị tật bẩm sinh nào được báo cáo trong số ít trường hợp mang thai phơi nhiễm trong thời kỳ đầu mang thai và không có trường hợp thai nhi tử vong trong tử cung nào được báo cáo trong số những người phơi nhiễm trong lần mang thai sau.
Sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các biến chứng ở trẻ sơ sinh đã được mô tả một cách lẻ tẻ sau khi tiếp xúc với Tranexamic acid. Tuy nhiên, căn bệnh tiềm ẩn của người mẹ cần sử dụng Tranexamic acid có thể góp phần gây ra những kết quả này.
Có những lo ngại về mặt lý thuyết liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sau khi sử dụng Tranexamic acid trong thai kỳ và huyết khối ở mẹ và/hoặc tắc mạch phổi đã được báo cáo ở một số ít trường hợp mang thai bị phơi nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học có kiểm soát hiện chưa cho thấy bằng chứng của việc tăng nguy cơ huyết khối ở mẹ sau khi tiếp xúc với Tranexamic acid trong thai kỳ.
Hiện nay, các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng về sự gia tăng tổn thương bào thai. Tuy nhiên, Tranexamic acid được biết là đi qua nhau thai và xuất hiện trong máu cuống rốn với nồng độ xấp xỉ nồng độ ở mẹ. Các dữ liệu được kiểm soát trong thai kỳ của phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế. Thông tin cơ bản về dị tật bẩm sinh và nguy cơ sẩy thai đối với nhóm đối tượng được chỉ định chưa được biết rõ. Trong dân số Hoa Kỳ nói chung, nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ước tính là 2 đến 4% và nguy cơ sảy thai là 15 đến 20%.
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp trên 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 7 nghiên cứu quan sát và 22 báo cáo trường hợp từ các tài liệu điện tử (PubMed, Embase, CINAHL, Scopus, Cochrane, DARE) từ năm 1976 đến năm 2010 đã báo cáo ước tính về tác dụng kết hợp của Tranexamic acid so với giả dược là giảm mất 32,5 ml máu. Tranexamic acid cũng được sử dụng thành công để ngăn ngừa và điều trị chảy máu trong các nghiên cứu quan sát và báo cáo.
Thuyên tắc phổi đã được báo cáo trong hai trường hợp. Tuy nhiên, không thể xác nhận, cũng như loại trừ khả năng liên quan của Tranexamic acid trong các đợt huyết khối này.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy acid tranexamic làm giảm lượng máu mất sau sinh trong mổ lấy thai và sinh ngã âm đạo, đồng thời giảm nhu cầu truyền máu. Tranexamic acid dường như an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và kiểm soát chảy máu khi mang thai. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn và thử nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu lớn hơn và chất lượng phương pháp tốt hơn để xác định chính xác những giả thuyết trên.
Theo Cục quản lý sản phẩm trị liệu Úc, Tranexamic acid được phân loại là thuốc thai kỳ loại B1: Thuốc chỉ được sử dụng bởi một số lượng hạn chế hoặc phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không làm tăng tần suất dị tật hoặc các tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp khác lên thai nhi đã được quan sát thấy trong quá trình điều trị.
Dựa trên các bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng Tranexamic acid (hoạt chất chính của sản phẩm Cammic) ở phụ nữ có thai, câu trả lời cho câu hỏi “Cammic có dùng được cho bà bầu không?” là chỉ nên sử dụng khi được chỉ định bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế sau khi đã cần nhắc về lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi “Cammic có dùng được cho bà bầu không?”. Qua bài viết, việc sử dụng Cammic cho phụ nữ mang thai đòi hỏi sự tham khảo ý kiến cùng bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi tự ý sử dụng. Quan trọng nhất, quyết định cuối cùng về việc sử dụng Cammic khi mang thai nên được đưa ra sau bác sĩ đã xem xét giữa lợi ích và nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.