Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nôn trớ sau khi bú là một tình trạng sinh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng đôi khi đó cũng là triệu chứng của bệnh lý. Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú khiến các bậc cha mẹ hoang mang. Vậy bạn cần làm gì trong tình huống này và cần làm gì để phòng ngừa tình trạng nôn trớ xảy ra?
Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và bị đẩy ra ngoài miệng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng bị nôn trớ sau bú. Trong đa số trường hợp, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng không thể loại trừ nguy cơ trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú do nguyên nhân bệnh lý. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ xử lý đúng cách khi trẻ sơ sinh nôn trớ cũng như cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi mới bú xong. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể là:
Ngoài các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú trên đây, có một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như:
Một số trẻ sơ sinh từ khi sinh ra đã bị hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành, hẹp phì đại môn vị cũng thường bị nôn trớ sau bú. Trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc ruột, xoắn ruột sẽ đi kèm tình trạng nhiễm trùng toàn thân cùng triệu chứng chướng bụng, bí trung và đại tiện, đi ngoài ra máu, dạ dày tiết dịch màu đen,...
Nếu cha mẹ thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú, hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh việc trẻ bị sặc chất nôn. Khi sữa trẻ trớ ra tràn vào khí quản sẽ đi vào phổi gây ra tình trạng sặc sữa vào phổi rất nguy hiểm. Sặc sữa vào phổi nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi trẻ đã ngừng nôn trớ, mẹ cần làm sạch chất nôn trong họng, miệng và mũi của trẻ theo cách phù hợp nhất. Một số trẻ đã quen và hợp tác với máy hút dịch mũi thì việc vệ sinh mũi sẽ dễ dàng hơn. Trẻ sơ sinh không được uống nước trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng.
Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú trong hầu hết trường hợp đều là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại. Nhưng nếu đi kèm các triệu chứng như trẻ quấy khóc do đau bụng, sốt, co giật, chất nôn có máu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Sau khi đã vệ sinh cho bé xong, cha mẹ có thể quan sát, đánh giá chất nôn. Nếu phát hiện nhiều đờm nhầy, màu lạ, mùi lạ hoặc phát hiện có máu lẫn trong chất nôn, cha mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng khác và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Nếu xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nôn trớ thường xuyên có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng. Để phòng ngừa và giảm số lần trẻ nôn trớ sau bú, mẹ có thể áp dụng các cách sau:
Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú nếu không diễn ra thường xuyên, liên tục, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã áp dụng các cách trên hoặc khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ cần nghi ngờ nguyên nhân bệnh lý.
Nếu trẻ nôn trớ sau bú kèm các triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ:
Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lồng ruột, tắc ruột ở trẻ. Dù đây không phải tình trạng nguy hiểm nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Việc theo dõi chất nôn, theo dõi số lần nôn và đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường là vô cùng cần thiết.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.