Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cân nặng của trẻ sinh đôi và những điều bạn cần biết khi chăm sóc trẻ

Ngày 24/11/2023
Kích thước chữ

Để cân nặng của trẻ sinh đôi phát triển tốt thì ba mẹ cần phải biết những điểm khác biệt của các trẻ sinh đôi để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn có hành trình chăm sóc con khỏe mạnh, ít mệt mỏi.

Làm sao để cân nặng của trẻ sinh đôi phát triển tốt như những đứa bé sinh một bình thường luôn là vấn đề được các ba mẹ quan tâm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ hỗ trợ ba mẹ tìm hiểu các vấn đề kể trên.

Thông tin về cân nặng trẻ sinh đôi tại Việt Nam

Trẻ sinh đôi thường sẽ nhẹ cân hơn khoảng 0,1 - 0,3kg và điều này hoàn toàn là điều bình thường. Quan trọng nhất là sau khi sinh, cả hai em bé vẫn đạt được cân nặng chuẩn và có sức khỏe tốt.

Theo các thống kê từ các bệnh viện lớn, trẻ sinh đôi ở Việt Nam thường có mức cân nặng tương đương nhau giữa cả hai em bé. Mặc dù chỉ số này có thể thấp hơn so với trung bình chuẩn, nhưng thường nằm trong khoảng từ 2,5 - 4,4kg đối với bé trai và 2,4 - 4,2kg với bé gái. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, khi có cả bé trai và bé gái, cân nặng của cả hai em bé sẽ được đánh giá chuẩn tương ứng với giới tính của từng em bé.

Cân nặng của trẻ sinh đôi tăng như thế nào là đạt chuẩn?

Khi còn ở trong bụng mẹ, chênh lệch về cân nặng của trẻ sinh đôi có thể xảy ra. Ngay khi chào đời, có một số trường hợp em bé sinh đôi có cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ được chăm sóc kỹ càng, đảm bảo sức khỏe tốt và chế độ dinh dưỡng tuyệt vời thì trẻ vẫn duy trì được tốc độ tăng cân theo chuẩn trong 3 giai đoạn quan trọng:

  • 1 - 3 tháng đầu: Trẻ tăng khoảng 1 - 1,2kg/tháng, tương đương với 0,25 - 0,3kg/tuần.
  • 4 - 6 tháng: Trong giai đoạn này, bé tăng cân khoảng 0,5 - 0,6kg/tháng, giảm 50% so với giai đoạn 3 tháng đầu.
  • 7 - 12 tháng: Nửa cuối của năm đầu tiên, trẻ sẽ tập trung vào phát triển chiều cao và trí não. Do đó, trong giai đoạn này, cân nặng chỉ tăng khoảng 0,2 - 0,3kg. Mặc dù một số bé có thể không có sự thay đổi đáng kể về cân nặng, nhưng nếu cân nặng của em bé đạt khoảng gấp 3 lần so với lúc mới sinh ở thời điểm đạt 12 tháng thì đây là một điều bình thường.
Cân nặng của trẻ sinh đôi và những điều bạn cần biết khi chăm sóc trẻ 2
Chênh lệch cân nặng của trẻ sinh đôi có thể xảy ra 

Những vấn đề phổ biến về mặt sức khỏe trẻ sinh đôi thường phải đối mặt

Trẻ song sinh thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh lý như:

Vấn đề về hô hấp

Những trường hợp sinh đôi bằng phương pháp sinh mổ có thể gây áp lực lớn lên phổi của em bé khi chúng được đưa ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nước ối vẫn còn lưu lại bên trong, khiến em bé thở khò khè.

Khả năng lây bệnh cho nhau

Việc cùng chơi, cùng ăn có thể khiến cho cả hai em bé mắc phải các bệnh lý cùng lúc với nhau, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm,... Điều này làm tăng thêm áp lực cho bậc cha mẹ trong những tháng đầu chăm con.

Cân nặng của trẻ sinh đôi và những điều bạn cần biết khi chăm sóc trẻ 3
Trẻ sinh đôi có thể lây bệnh cho nhau một cách dễ dàng

Trẻ sinh đôi có cân nặng giống nhau hay không?

Khác với quan niệm "sinh đôi giống nhau hoàn toàn" thì các em bé sinh đôi có thể có những điểm khác nhau về cân nặng, cơ thể, kỹ năng,... Những sự khác biệt này có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh:

  • Về cân nặng của trẻ sinh đôi: Hai em bé có thể có ngoại hình, chiều cao giống nhau, nhưng cân nặng vẫn có thể chênh lệch.
  • Về hoạt động phát triển cơ bản: Có nhiều trường hợp, trẻ sinh đôi sẽ không đồng thời phát triển kỹ năng. Điển hình như việc một bé thì biết bò, trườn hay biết đi trước bé còn lại.
  • Đặc điểm trên cơ thể: Dù có ngoại hình khá là giống nhau, tuy nhiên trên cơ thể sẽ có thể có một số điểm khác nhau. Chẳng hạn như vết bớt, nốt ruồi mà chỉ ba mẹ mới nhận biết được.
  • Sở thích: Dù là trẻ sinh đôi nhưng mỗi bé sẽ có những mối quan tâm hay sở thích khác nhau. Điều này được biểu hiện rõ ràng nhất khi bé bước vào độ tuổi mẫu giáo và tiểu học.

Như vậy, dù là sinh đôi nhưng trẻ có thể có tính cách và cân nặng khác nhau.

 Cân nặng của trẻ sinh đôi và những điều bạn cần biết khi chăm sóc trẻ 4
Trẻ sinh đổi có thể khác nhau về cân nặng, đặc điểm cơ thể và kỹ năng

Cần chú ý những gì khi chăm sóc trẻ sinh đôi?

Chăm sóc đúng cách cho con để đảm bảo cân nặng của trẻ sinh đôi được phát triển đạt chuẩn không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số điều lưu ý khi ba mẹ chăm sóc trẻ sinh đôi:

Cho trẻ sinh đôi bú cùng một lúc

Hãy cố gắng tạo thói quen cho cả hai em bé bú cùng lúc, mỗi em bé một bên, để khuyến khích thời gian ăn sữa đồng đều cho cả hai. Việc này cũng sẽ giúp mẹ có thể hạn chế được tình trạng tắc sữa hay bị viêm tuyến vú. Mẹ có thể sử dụng gối để hỗ trợ việc nằm cho hai em bé, giảm bớt gánh nặng cho cánh tay khi bế cả hai cùng một lúc.

Nếu lo lắng về việc cung cấp đủ sữa cho cả hai em bé, mẹ nên tìm hiểu và bổ sung dinh dưỡng để có đủ sữa cho bé bú. Đồng thời, mẹ cũng có thể kích thích tiết sữa bằng cách tăng cường thời gian cho trẻ bú trong những ngày đầu tiên hoặc sử dụng máy hút sữa để tăng thêm lượng sữa.

Tạo thói quen sinh hoạt giống nhau cho trẻ

Sau bữa ăn, cha mẹ có thể cùng lúc vỗ nhẹ và ru ngủ cả hai em bé. Hành động này không chỉ giúp bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi mà còn tạo ra cơ hội để tương tác và trò chuyện. Ngoài ra, việc thực hiện những công việc như vệ sinh, tắm rửa, thay tã và thời gian chơi nên được thực hiện đồng đều để hai em bé phát triển theo một lịch trình chung.

Hỗ trợ người chăm sóc

Khó có thể tránh khỏi những tình huống khó khăn và căng thẳng khi chăm sóc trẻ sinh đôi cùng trứng lẫn khác trứng. Vì vậy việc hỗ trợ và chia sẻ công việc giữa những người chăm sóc với nhau là một điều quan trọng. Bậc cha mẹ cần cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và công việc chăm sóc con, giúp giảm áp lực và dành thêm thời gian nghỉ ngơi cho cha mẹ.

Chăm sóc và đảm bảo sự phát triển cân nặng của trẻ sinh đôi cũng như sức khỏe tổng thể là thách thức đối với nhiều bậc phụ huynh. Thay vì lo lắng, hãy hỗ trợ lẫn nhau từ những nhiệm vụ nhỏ nhất như việc cho ăn, ngủ, vệ sinh cho bé, nhằm giúp cho bé phát triển khỏe mạnh cũng như giảm bớt áp lực chăm sóc trẻ sinh đôi cho các bậc phụ huynh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin