Theo nghiên cứu “dân văn phòng” đang có tỉ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao nhất trong lứa tuổi dưới trung niên. Các triệu chứng đau nhức, tê cứng cổ, trường hợp nặng có thể đau mỏi cánh tay với triệu chứng tê bì chân tay. Xuất hiện càng nhiều với những người trẻ ngồi trên bàn giấy làm việc.
Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ có nguy hiểm không?
Đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường thấy là gây ra đau đớn, cơ bắp ngày càng yếu đi và cảm giác tê tay xuất hiện nhiều lần trong ngày. Nặng hơn tình trạng viêm vùng đốt sống cổ có thể gây chèn ép dây thần kinh, viêm dây thần kinh cột sống và dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm về xương khớp khác.
Nếu không được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến nhiều rủi ro rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mỗi người.
Thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa đây là một căn bệnh nguy hiểm
Nếu không được điều trị, thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có thể dẫn đến các căn bệnh sau đây:
-
Đau cổ, vai gáy mãn tính.
-
Hạn chế hoặc mất khả năng phản xạ bình thường ở tay hoặc tứ chi.
-
Căng cứng cơ bắp, gân và dây chằng ở cổ, gây mất sự linh hoạt trong các chuyển động.
-
Rối loạn chức năng cột sống, dẫn đến đau xương bả vai, thành ngực, vùng vai gáy và đầu.
Vì vậy nếu phát hiện mắc bệnh ban cần được chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương cột sống cũng như dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm khác với sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn kiểm tra và điều trị.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Ở người trẻ tuổi, làm việc văn phòng thường phải ngồi trước máy tính, cúi gập cổ một trong thời gian dài, ít có thời gian vận động. Lâu dần, điều này sẽ gia tăng áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng, làm đốt sống cổ nhanh thoái hóa. Thoái hóa đốt sống cổ dễ thấy ở người trẻ được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:
-
Đau và mềm ở cổ, chủ yếu là ở đầu và cổ.
-
Xuất hiện co cứng cơ, yếu cơ và căng cơ ở vùng cổ vai gáy.
-
Hạn chế phạm vi chuyển động của cổ.
-
Đau lan đến đầu, vai và lưng.
-
Có âm thanh lách cách, lộp cộp hoặc nghiến khi người bệnh di chuyển cổ.
-
Đau đầu hoặc chóng mặt.
Tê ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân là dấu hiệu tình trạng nghiêm trọng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Còn nếu bạn thấy những biểu hiện dưới đây thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn. Vì lúc này sự chèn ép lên tủy sống cũng như các dây thần kinh đã đến mức báo động.
-
Ngứa ran hoặc tê ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.
-
Thiếu sự phối hợp.
-
Phản xạ bất thường.
-
Co thắt cơ bắp.
-
Mất kiểm soát tứ chi.
Nguyên nhân của thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Quá trình lão hóa đến nhanh hơn bình thường sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ cũng xuất hiện sớm. Xu hướng trẻ hóa của căn bệnh này xuất hiện này càng nhiều ở những người có thói quen làm việc sinh hoạt không đúng. Ít vận động và ngồi ở chỗ làm việc kèm theo chế độ ăn uống không khoa học.
Hoạt động hằng ngày sai tư thế
Đối với người trẻ, thời công nghệ, việc sử dụng máy tính điện thoại quá lâu trong trạng thái gập cổ hoặc cúi đầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu giữ tư thế sai này trong thời gian dài tình trạng căng cơ, đau cổ sẽ xuất hiện kéo theo tăng nguy cơ đốt sống cổ bị thoái hóa.
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu duy trì tư thế và thói quen ngủ sai tư thế cũng dễ gây nên đau mỏi vai gáy. Thường xuyên xoay cổ, hay gặp chấn thương trong quá trình tập thể thao như: Khiêu vũ hoặc bơi lội, có thể dẫn đến việc sử dụng cơ, dây chằng, gân quá mức và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống.
Yếu tố nghề nghiệp
Đối với những người trẻ, yếu tố nghề nghiệp là tác nhân hàng đầu được các bác sĩ ghi nhận khiến thoái hóa đốt sống cổ đang trẻ hóa. Các bạn trẻ làm việc văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với những bạn làm công việc khác. Những người thường xuyên ngồi một chỗ, các tư thế cổ cúi gập, thường xuyên nằm ngủ trưa trên bàn ít vận động,... Điều này lâu dần vô tình tạo áp lực lên cổ và lưng, gây ra bệnh thoái hóa tại vùng xương của 2 bộ phận này trên cơ thể.
Chế độ ăn uống không khoa học
Người trẻ ngồi nhiều, ăn uống không khoa học, thừa chất dẫn tới thừa cân, béo phì, gây áp lực cho xương. Chế độ ăn uống thiếu các chất tốt cho xương khớp, chủ quan nghĩ mình còn trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ.
Lười vận động là nguyên nhân khiến xương không được dẻo dai, tăng khả năng thoái hóa xương cổ
Lười vận động
Người trẻ trong xã hội hiện đại thường lười vận động thể chất dẫn đến sức khỏe không có sức đề kháng tốt, xương cũng không được dẻo dai. Những áp lực công việc, stress hằng này lại khiến người trẻ lười vận động. Thói quen xấu này kéo dài lâu ngày khiến xương rất dễ bị thoái hóa do không được vận động, tập luyện thường xuyên.
Người trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì tại nhà
Nếu chẳng may bạn bị mắc bệnh thì hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi tại nhà để cải thiện những cơn đau cột sống cổ bằng các cách sau:
Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi
Nếu xuất hiện các cơn đau cổ cấp tính, bạn nên hạn chế các cử động mạnh làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tập trung dành thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên các bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như nghiêng cổ sang trái, phải, trước, sau để cải thiện khả năng làm việc cũng như ngăn ngừa yếu cổ và cứng cổ vẫn có thể thực hiện được.
Chườm đá và chườm nóng
Chườm đá có thể giúp giảm sưng và hạn chế các cơn đau cổ do quá trình thoái hóa gây ra. Chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ, tăng cường máu và các chất dinh dưỡng đến cột sống cổ, hạn chế triệu chứng bệnh xuất hiện và nặng thêm. Người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm nóng trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày, để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kéo giãn nhẹ nhàng vùng đốt sống cổ
Một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp chăm sóc sức khỏe của bạn ở vùng đốt sống cổ rất nhiều. Hãy cẩn trọng nếu hoạt động này làm cơn đau nghiêm trọng hơn, ngừng thực hiện những động tác này và tiến hành nghỉ ngơi.
Động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ hầu hết được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Nếu cơn đau không nghiêm trọng và không liên quan đến các chấn thương, hãy làm tốt những cách trên để cải thiện sức khỏe nhé! Tuy nhiên như đã nói ở trên nếu xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng bạn nên đi bệnh viện ngay để kiểm tra và chẩn đoán điều trị kịp thời.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp