Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mới ra đời, một số trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh. Do vậy, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng với tín hiệu này.
Trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay là một trong những dấu hiệu khiến cha mẹ và bác sĩ không khỏi lo lắng. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh hoặc một số bệnh lý khác.
Mười đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm là tình trạng các mạch máu nhỏ trên da co lại, làm cho màu sắc của bàn tay và bàn chân chuyển màu xanh tím. Vì lý do đó mà hội chứng này còn được gọi tên là acrocyanosis - chứng xanh tím. Chứng xanh tím thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Màu thâm này xuất phát từ việc giảm lưu lượng máu và oxy di chuyển qua các mạch bị thu hẹp đến chân tay của trẻ.
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tình trạng trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay vào năm 1896. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Tình trạng đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm được chia làm hai loại: Thâm ngón tay nguyên phát và thứ phát.
Tình trạng thâm ngón tay nguyên phát xảy ra trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp và trẻ bị căng thẳng. Các bác sĩ cho rằng hiện tượng này không có hại.
Tình trạng thâm ngón tay nguyên phát thường xảy ra ở vị trí tay và chân của trẻ. Ngoài ra, màu thâm cũng có thể xảy ra ở một số vị trí khác nữa, gồm: Cổ tay, mắt cá chân, mũi, tai, môi, núm vú. Tình trạng thâm ngón tay nguyên phát thường ảnh hưởng đến cả hai tay hoặc cả hai chân. Trong khi đó, với tình trạng thâm ngón tay thứ phát, các triệu chứng thường chỉ xảy ra ở một bên, có thể gây đau hoặc thậm chí mất mô.
Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thâm ngón tay nguyên phát là:
Các triệu chứng này xấu đi khi trời lạnh và cải thiện hơn khi nhiệt độ tăng lên Màu ngón tay, ngón chân sẽ trở lại bình thường khi đặt hai bàn tay nằm ngang thay vì thẳng xuống.
Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay xảy ra ở hầu hết trẻ em trong vài giờ đầu ngay sau khi sinh. Các triệu chứng có thể bị lại khi trẻ bị lạnh hoặc mới tắm xong. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài.
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân gây ra tình trạng đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm nguyên phát. Với những kết quả nghiên cứu hiện có, nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là do sự co thắt của các mạch máu nhỏ. Điều này làm giảm lưu lượng máu giàu oxy đến chân tay của trẻ.
Một số yếu tố khiến tình trạng co thắt mạch máu tăng lên là do nhiệt độ thấp hoặc do bất thường trong yếu tố di truyền ảnh hưởng đến mạch máu của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh mới ra khỏi bụng mẹ, lượng máu giàu oxy sẽ lưu thông đến não và các cơ quan khác trước rồi mới đến tay và chân nên tay chân trẻ có thể bị thâm tím.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đủ thông tin để xác định nguồn gốc thực sự của tình trạng thâm ngón tay nên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2011, hiện tượng trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay thứ phát gây ra do nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Đó có thể là các bệnh lý do rối loạn ăn uống, bệnh tâm thần, ung thư, tắc vi mạch máu, bệnh tự miễn, bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thâm ngón tay thứ phát gồm:
Dưới đây là một số căn bệnh liên quan đến hiện tượng thâm ngón tay thứ phát, gồm:
Như ở trên đã đề cập, 10 đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị thâm có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Căn bệnh này là một trong những dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ chia thành hai nhóm chính:
Khi trẻ sơ sinh bị thâm đầu ngón tay, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sớm để có thể phát hiện sớm và điều trị nếu gặp phải tình trạng bệnh lý. Đây là một điều hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này nên cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi những bệnh nguy hiểm như tim bẩm sinh vẫn rất cao.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.