Với những trường hợp người bệnh bị tắc ruột hoàn toàn hoặc khi bệnh diễn biến nặng, cần cấp cứu gấp thì mổ tắc ruột là lựa chọn hàng đầu mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người cũng rất quan tâm đến những biến chứng sau mổ tắc ruột có thể xảy ra.
Theo các bác sĩ, đa số những trường hợp bệnh nhân bị tắc ruột đều cần mổ tắc ruột để điều trị. Vậy mổ tắc ruột có để lại biến chứng không? Biến chứng sau mổ tắc ruột có nghiêm trọng không? Tất cả câu hỏi liên quan đến mổ tắc ruột sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tìm hiểu thông tin chung về bệnh tắc ruột
Trước khi tìm hiểu những biến chứng sau mổ tắc ruột bạn cũng nên hiểu hơn về bệnh lý này. Bệnh tắc ruột là vấn đề ruột non hoặc ruột già bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân như các chất thải từ quá trình tiêu hóa hoặc bệnh lý, thức ăn không được đào thải ra ngoài.
Bệnh nhân bị tắc ruột có thể xuất hiện tình trạng tắc nghẽn ở bất cứ đâu trong đường ruột. Có trường hợp bán tắc ruột hoặc tắc ruột hoàn toàn, mỗi dạng tắc ruột đều có những nguy hiểm nhất định đối với sức khỏe.
Khi bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột người bệnh có thể cảm thấy một số triệu chứng điển hình như đau tức bụng, chướng bụng, táo bón, bụng sưng to bất thường, chán ăn, buồn nôn, nôn ói liên tục, mệt mỏi, suy nhược,...
Theo tài liệu y khoa, nguyên nhân gây tắc ruột có rất nhiều nhưng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số ca bệnh tắc ruột, nguyên nhân thường gặp nhất là tắc ruột sau mổ ổ bụng. Đây có thể được xem là biến chứng sau mổ ổ bụng thường gặp hàng đầu.
Trong khi bị tắc ruột, những biểu hiện ban đầu thường khá mờ nhạt và dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như đầy hơi, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... nên dễ bị bỏ qua, lơ là đến khi bệnh chuyển nặng và gây nhiều biến chứng. Một trong những biến chứng của bệnh tắc ruột nghiêm trọng nhất là thủng ruột, rò rỉ dịch tiêu hóa và nặng nhất là tử vong.
Khi bị tắc ruột người bệnh cần điều trị sớm nhất có thể để hạn chế nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Hiện nay có 2 phương án chữa tắc ruột là điều trị nội khoa bằng thuốc uống và điều trị ngoại khoa bằng cách mổ tắc ruột. Trong đó, phương pháp mổ tắc ruột được sử dụng nhiều hơn hẳn.
Mổ tắc ruột là gì?
Theo thống kê mới nhất từ tổ chức y tế cho thấy, có đến hơn 50% số ca bệnh tắc ruột được cấp cứu và bệnh trạng đã chuyển nặng. Khi này, phương pháp mổ tắc ruột là phương án cấp thiết cần thực hiện nay để không làm nguy hại đến tính mạng bệnh nhân.
Tùy vào nguyên nhân và thực trạng bệnh lý tắc ruột của mỗi bệnh nhân mà kỹ thuật dùng trong mổ tắc ruột cũng có sự khác biệt. Khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định trước những tổn thương ở vùng ruột để xác định nên mổ để tháo xoắn ruột, mổ nối cắt, gỡ dính, cắt dây chằng, tháo lồng,... cho bệnh nhân tắc ruột.
Nhìn chung phương án mổ tắc ruột hiện nay với những thiết bị y tế hiện đại và công nghệ cao giúp việc điều trị tắc ruột, loại bỏ tác nhân gây tắc ruột trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Phẫu thuật tắc ruột cũng là một trong những phẫu thuật không quá phức tạp nên bạn có thể yên tâm khi thực hiện. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý đến việc biến chứng sau mổ tắc ruột.
Vì sao cần phải mổ tắc ruột?
Theo chia sẻ từ bác sĩ có chuyên môn trong điều trị tắc ruột, tùy thuộc vào nguyên nhân khiến ruột bị tắc và thể trạng thực tế của người bệnh mà bác sĩ điều trị có thể cân nhắc có chỉ định người bệnh thực hiện mổ tắc ruột hay không. Không chỉ vậy, biến chứng sau mổ tắc ruột cũng là một trong những yếu tố cần được cân nhắc trước khi thực hiện mổ xử lý vấn đề tắc ruột.
Thông thường đối với người bệnh bị tắc ruột thể nhẹ hoặc bệnh chưa chuyển nặng, chưa gây nên biến chứng nào đối với sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp dùng hậu môn nhân tạo nhằm đưa lượng chất dịch tiêu hóa ứ đọng ra ngoài, từ đó giảm cảm giác ứ đọng, giảm áp lực lên thành ruột. Sau khi xử lý xong cần uống thêm thuốc và kiêng thức ăn có chất xơ để bệnh có thời gian khỏi hoàn toàn.
Với những trường hợp bị tắc ruột nặng hơn, đường ruột áp lực quá lớn hoặc có dấu hiệu bị viêm nhiễm do lượng chất tiêu hóa ứ đọng, bệnh nhân thường phải thực hiện mổ tắc ruột để xử lý vấn đề tắc nghẽn ở đường ruột, tránh dẫn đến thủng ruột cực kỳ nguy hiểm. Một số trường hợp cần phải mổ tắc ruột bao gồm:
Bệnh nhân tắc ruột hoàn toàn và khiến máu không thể lưu thông bình thường dẫn đến một vùng ruột bị thiếu dưỡng khí và chất dinh dưỡng dẫn đến tím tái.
Người bệnh tắc ruột đã bắt đầu xuất hiện các biến chứng sau mổ tắc ruột từ nhẹ đến nặng khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong ổ bụng dẫn đến viêm nhiễm.
Bệnh nhân tắc ruột non cần chỉ định mổ tắc ruột gấp khi cấp cứu.
Những biến chứng sau mổ tắc ruột nên cẩn trọng
Biến chứng sau mổ tắc ruột là điều rất nhiều người quan tâm bởi thực hiện mổ tắc ruột cần mở ổ bụng, có xâm nhập và để lại vết thương trên bụng. Một trong những biến chứng có tỷ lệ cao nhất là nhiễm trùng vết mổ hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử vết thương. Điều này phụ thuộc khá nhiều ở quy trình chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau khi phẫu thuật tắc ruột.
Một trong những biến chứng sau mổ tắc ruột mà bệnh nhân có thể gặp phải là chướng bụng. Điều này có thể do trong quá trình phẫu thuật để lại nhiều khí dư trong ổ bụng người bệnh. Nếu bệnh nhân sau mổ tắc ruột nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bụng chướng căng, đau tức khó chịu cần liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc y tá để được xử lý, can thiệp dẫn lưu khí ra khỏi ổ bụng kịp thời.
Thực hiện mổ tắc ruột xong người bệnh cần phải sử dụng hậu môn nhân tạo để dẫn chất thải ra ngoài cho đến khi đường ruột phục hồi hoàn toàn, tránh trường hợp viêm nhiễm vết thương. Khi này, người bệnh có thể cảm thấy mặc cảm và tự ti nên người nhà cần động viên, khích lệ tinh thần người bệnh, tránh giữ tâm trạng lo lắng, căng thẳng gây hại sức khỏe, giảm tốc độ phục hồi sau mổ.
Mong rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc hiểu hơn một số biến chứng sau mổ tắc ruột có thể gặp phải. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc vết thương sau khi mổ người bệnh nên báo với bác sĩ thực hiện phẫu thuật để kịp thời xử lý, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.