Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng thẳng ảnh hưởng đến dị ứng thông qua nhân tố trung gian là các chất tiết. Vậy nên nếu bạn kiểm soát được tình trạng stress thì các hóa chất này sẽ không thể sinh ra. Khi đó, nguy cơ phát sinh dị ứng vì căng thẳng cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Dị ứng và căng thẳng là hai triệu chứng tưởng như tồn tại độc lập nhưng trong một số trường hợp, chúng lại có mối tương quan theo kiểu nguyên nhân - hệ quả. Và trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ làm rõ bản chất cũng như giải pháp can thiệp phù hợp đối với vấn đề căng thẳng ảnh hưởng đến dị ứng.
Để biết giữa căng thẳng và dị ứng có sợi dây liên kết như thế nào thì trước tiên, bạn cần nằm lòng các thông tin cơ bản về 2 hiện tượng này. Cụ thể như sau:
Dị ứng được hiểu là cách phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước những tác nhân lạ đến từ môi trường ngoài và cả bên trong cơ thể. Tùy từng trường hợp cụ thể, các tác nhân này có thể có bản chất vật lý, hóa học hoặc sinh học.
Khi phát hiện ra yếu tố nguy cơ, lympho bào của hệ miễn dịch sẽ phóng thích hàng loạt hóa chất. Mục đích của cơ chế này là tạo ra những triệu chứng mang tính chất báo hiệu để huy động toàn bộ tế bào miễn dịch tham gia vào “trận chiến”. Phạm vi và quy mô của phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào cường độ và tần suất của tác nhân kích thích. Tác nhân càng mạnh mẽ thì biểu hiện của dị ứng càng nặng nề và ngược lại.
Căng thẳng là cách cơ thể "đánh tiếng" về giới hạn trên ngưỡng chịu đựng của chúng ta. Hiện tượng trên được kiểm soát bởi hoạt động tiết hormone của tuyến trên thận. Theo đó, khi chất tiết của cơ quan này được phóng thích, chúng sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm khiến tim đập nhanh hơn và hơi thở trở nên gấp gáp. Đặc biệt là huyết áp tăng vọt, hệ động mạch có xu hướng co lại để dồn máu về phần trung tâm và não bộ nhằm duy trì sự tỉnh táo.
Xét trong khoảng thời gian ngắn hạn, căng thẳng là một dạng phản ứng có lợi, giúp cơ thể nhận ra nguy hiểm và điều chỉnh tần suất vận động, cả về tư duy lẫn thể chất. Thế nhưng nếu hiện tượng này lặp lại như cơm bữa, chúng có thể là căn nguyên làm phát sinh hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như: Tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, dị ứng,...
Căng thẳng ảnh hưởng đến dị ứng là điều đã được các chuyên gia y tế chứng minh và làm rõ. Những người chưa từng có tiền sử bị dị ứng nhưng bỗng dưng stress, căng thẳng kéo dài thì dị ứng có thể “ghé thăm”. Đặc biệt với những ai bị dị ứng mạn tính thì khi xuất hiện thêm tình trạng căng thẳng thần kinh, dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng.
Để lý giải về điều này, giới y khoa cho rằng khi bạn rơi vào trạng thái stress thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều hợp chất đặc biệt, trong đó bao gồm cả histamin. Chất tiết này là nhân tố trung tâm tham gia vào phản ứng viêm/dị ứng, từ đó làm phát sinh hiện tượng sưng đỏ, phù nề hoặc mẩn ngứa trên da.
Trong một diễn biến khác, cortisol - hormone sinh ra bởi stress được xem là kẻ thù của hệ thống miễn dịch. Chúng khiến hàng rào phòng vệ hoạt động kém hiệu quả và gây nên tình trạng dị ứng.
Nhìn chung, căng thẳng là nguyên nhân làm phát sinh dị ứng nhưng bên cạnh đó, dị ứng cũng khiến cho tình trạng căng thẳng trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt dị ứng thời tiết còn gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, chúng ta cần đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời mang tính toàn diện, đồng bộ để xử lý dứt điểm cả hai vấn đề trên.
Để điều trị dị ứng do căng thẳng thì dùng thuốc là phương pháp can thiệp đem đến hiệu quả cao nhất. Cụ thể, dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo trong trường hợp này:
Trong trường hợp này, căng thẳng là nguyên nhân chính yếu làm phát sinh hiện tượng dị ứng. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt tình hình thì người bệnh nên chủ động tránh xa côn trùng, phấn hoa, lông chó mèo và những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao (hải sản, sữa, lúa mì,…).
Đặc biệt, vì căng thẳng là nguồn cơn gây nên dị ứng nên để trị tận gốc, người bệnh cần có biện pháp giải tỏa căng thẳng, ổn định tâm lý. Có như vậy dị ứng mới được đẩy lùi và không tái diễn trở lại.
Để cải thiện tâm lý và giảm căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản nhưng cực hữu ích dưới đây:
Thực tế cho thấy căng thẳng ảnh hưởng đến dị ứng ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, đừng vì thế mà cảm thấy hoang mang, lo lắng vì ngày nay, việc giải tỏa căng thẳng hay đối phó với dị ứng không phải là chuyện khó. Quan trọng là thay vì “nước đến chân mới nhảy”, bạn nên chủ động phòng tránh để chặn đứng mọi nguy cơ. Hy vọng nội dung Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên có ích với bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.