Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mới đây nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang cảnh báo về sự gia tăng của bệnh về đường hô hấp Enterovirus – D68 có liên quan đến chứng bại liệt xảy ra ở trẻ em. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Tại Hoa Kỳ, bắt đầu từ tháng 8, các bác sĩ tại một số khu vực trong nước đã thông báo về sự gia tăng số ca bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mắc bệnh về đường hô hấp nặng và kết quả dương tính với enterovirus D68 (EV-D68). Điều này đã dẫn đến sự gia tăng nguồn lực đáng kể tại một số bệnh viện và cũng trùng hợp với sự gia tăng đột ngột của bệnh viêm tủy cấp tính – một tình trạng thần kinh hiếm gặp tuy nhiên hết nghiêm trọng khiến các cơ và phản xạ trong cơ thể bệnh nhân trở nên yếu đi.
Thông thường, bệnh nhân dương tính với enterovirus D68 thường có những triệu chứng nhẹ, rất giống cảm lạnh, sốt và mất nước… Tuy nhiên, nếu gặp biến chứng viêm tủy cấp, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu giống với triệu chứng của đột quỵ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa cảnh báo và nhấn mạnh về sự gia tăng của bệnh hô hấp mới gây liệt ở trẻ em. Thủ phạm gây ra bệnh mới này là do Enterovirus D68 đang gia tăng nhanh chóng tại Hoa Kỳ.
Enterovirus được ghi nhận lần đầu tại Mỹ vào năm 1962, là một bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, với hơn hơn 100 type bệnh khác nhau. Hiện nay, CDC cho biết EV-D68 gây ra một bệnh hô hấp như cảm lạnh, sốt cao dẫn đến tình trạng mất nước… nhưng cũng có thể gây ra một biến chứng rất nghiêm trọng như bệnh viêm tủy cấp tính (AFM), có nguy cơ dẫn đến tê liệt. Bệnh được đánh giá nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, có nguy cơ xảy ra tình trạng suy hô hấp và các biến chứng thần kinh nghiêm trọng.
Cũng theo CDC, Enterovirus D68 thường xuất hiện theo từng đợt, gây ra sự gia tăng các ca nhiễm trùng rất dễ xảy ra vào mùa hè và mùa thu. CDC còn nhấn mạnh rằng, việc tiếp tục giám sát với EV-D68 là điều rất quan trọng. Bởi chúng gây ra tới 15 triệu ca nhiễm trùng mỗi năm tại Mỹ.
Enterovirus D68 có khả năng gây bệnh ở hầu hết mọi đối tượng đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - độ tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng chưa có khả năng miễn dịch do chưa tiếp xúc với bệnh trước đó. Đối với người lớn, bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp do loại virus này gây ra:
Enterovirus D68 là bệnh dễ dàng lây lan nếu người lành có tiếp xúc gần với người bệnh. Cụ thể như khi nói chuyện thông thường, virus có thể lây qua đường giọt bắn, tiết dịch ở mũi, đờm của người bệnh có chứa virus.
Không những thế, một số trường hợp khi chạm tay lên đồ dùng có chứa virus và sau đó dùng tay đưa lên mắt, miệng và mũi thì cũng sẽ có nguy cơ bị lây bệnh. Ngoài ra, tại những nơi công cộng như trường học, bệnh viện… cũng là nơi có nguy cơ lây lan bệnh nhanh chóng.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm mẫu máu và dịch tiết từ mũi và họng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại thuốc kháng virus gây bệnh hay phác đồ điều trị bệnh do virus EV-D68 cụ thể. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị theo triệu chứng đồng thời sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc điều trị giãn phế quản và thuốc kháng sinh thông thường… nhằm cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ nhằm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng ngừa bệnh do Enterovirus D86 cũng như những bệnh lý liên quan đến bệnh về đường hô hấp khác, các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau đây:
Trên đây là những thông tin Enterovirus D68 và cảnh báo bệnh do virus này đang gia tăng nhanh chóng mà bạn đọc có thể tham khảo. Đặc biệt, đới với những trẻ có tiền sử hen suyễn, có nguy cơ mắc virus này cao hơn những trẻ khỏe mạnh khác. Do đó, phụ huynh cần chăm sóc con chu đáo hơn, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc đúng thời gian, đúng liều lượng theo đơn và luôn đảm bảo trẻ có mang theo thuốc cấp cứu cũng như nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp