Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cận thị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Cận thị là tình trạng thị lực phổ biến, là khi bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng với các vật ở xa lại bị mờ. Cận thị có thể tiến triển dần dần, đặc biệt diễn biến nhanh trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời, tình trạng sẽ chuyển biến xấu, xuất hiện nhiều biến chứng khi cận thị nặng.
Ngoài sự bất tiện của việc đeo kính (kính cận, kính áp tròng) để có tầm nhìn rõ ràng, người bị cận thị có nguy cơ phát triển các rối loạn về mắt sau này. Những tình trạng đó có thể là đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng, bong / rách võng mạc.
Cận thị nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bảng dưới đây là khả năng mắc mắc một số bệnh về mắt ở những người có độ cận khác nhau so với người bình thường (nguồn: Singapore National Eye Centre)
Độ cận |
Glaucoma |
Đục thủy tinh thể |
Bong võng mạc |
Biến chứng cận thị |
-1.00 đến -3.00 |
2.3 |
2.1 |
3.1 |
2.2 |
-3.00 đến -5.00 |
3.3 |
3.1 |
9.0 |
9.7 |
-5.00 đến -7.00 |
3.3 |
5.5 |
21.5 |
40.6 |
<-7.00 |
- |
- |
44.2 |
126.8 |
Bảng số liệu trên cho thấy cận thị càng nặng thì nguy cơ mắc một số bệnh về mắt càng tăng, nguy cơ biến chứng càng cao.
Đục thủy tinh thể là hiện tượng che phủ của thủy tinh thể trong mắt một người. Chúng bắt đầu khi hình thành các khối protein trong mắt khiến thủy tinh thể không gửi được hình ảnh rõ ràng đến võng mạc. Từ đó khiến tín hiệu võng mạc gửi đến các dây thần kinh thị giác rồi truyền đến não bị sai lệch.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm thay đổi độ dày thấu kính ở mắt, tăng độ chói của vật sáng vào ban đêm.
Đây là một tình trạng tự nhiên sẽ xảy ra do sự thoái hóa của mắt dần theo năm tháng, ở những người cao tuổi. Nhưng bệnh cận thị khiến đục thủy tinh thể xảy ra sớm hơn.
Ngày nay, tùy từng tình trạng mà đục thủy tinh thể có thể được loại bỏ thông qua tiến hành phẫu thuật mắt nếu thích hợp.
Võng mạc là một lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở lớp trong cùng của mắt, rất quan trọng đối với thị lực. Khi bị cận thị kéo dài, võng mạc trở lên mỏng hơn, nguy bị rách, thủng hoặc bong võng mạc từ đó cũng cao hơn.
Bong võng mạc cần điều trị khẩn cấp để gắn lại lớp đã tách ra. Nếu không để lâu dài, võng mạc không nhận được sự nuôi dưỡng của mạch máu mắt. Hậu quả là triệu chứng xuất hiện bóng mắt, nhấp nháy mắt, giảm thị lực và có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Biến chứng bong võng mạc khi bị cận thị nặng.
Bệnh tăng nhãn áp (bệnh thiên đầu thống) xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao và được coi là “kẻ trộm thị giác thầm lặng”. Bởi lẽ nó thường không có triệu chứng, chỉ khi thị lực kém và dần dần bị hạn chế, thông qua việc thăm khám mới có thể phát hiện bệnh.
Nhiều người thường nhầm lẫn cận thị và tăng nhãn áp. Tuy nhiên cận thị và tăng nhãn áp là 2 bệnh lý khác nhau. Cận thị nặng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Nếu không được điều trị bằng biện pháp phù hợp, kịp thời, nó có thể gây mù.
Điểm vàng là bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc, cũng là vùng nhạy cảm nhất võng mạc. Đây là nơi tập trung của hàng triệu tế bào cảm quang thu nhận hình ảnh, cung cấp tầm nhìn rõ nhất.
Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị. Mặc dù bệnh thường xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Song ở người cận thị nặng, sự kéo giãn cơ học do các biến đổi trong mắt tạo ra những thay đổi về mạch máu nuôi dưỡng, khiến lớp võng mạc trở lên yếu đi. Các tế bào điểm vàng có thể bị ảnh hưởng và dần dần xuất hiện thoái hóa.
Hắc mạc là một phần trong nhãn cầu. Cấu tạo vỏ của nhãn cầu gồm 3 lớp màng, trong đó màng bồ đào chứa nhiều mạch máu nuôi dưỡng nhãn cầu nhất, điều chỉnh dịch thủy tinh thể, chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu. Màng bồ đào có 3 phần từ ngoài vào trong lần lượt là mống mắt, thể mi và hắc mạc. Hắc mạc có chứa nhiều mạch máu nuôi dưỡng nhãn cầu và nhiều tế bào sắc tố đen giúp tạo ra buồng tối để nhìn rõ vật.
Tân mạch hắc mạc là tình trạng xuất hiện thêm nhiều mạch máu tại hắc mạc, các mạch máu này ít chức năng nhưng lại dễ vỡ, gây ra tình trạng mất thị lực đột ngột. Tân mạch hắc mạc có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị. Cận thị nặng là một trong những nguyên nhân gây ra tân mạch hắc mạc cao nhất.
Lỗ hoàng điểm là một lỗ vòng tròn mở toàn bộ chiều dày vùng trung tâm hoàng điểm. Như đã đề cập phía trên, điểm vàng là một khu vực rất quan trọng để có thị lực rõ ràng. Một khi một lỗ ở điểm vàng xảy ra, thị lực thường bị ảnh hưởng.
Ở những người cận thị nặng, trục nhãn cầu bị kéo dài theo hướng trước sau làm tăng lực kéo giãn lên bề mặt vùng hoàng điểm, cùng với sự tiến triển của tình trạng cận thị nặng, gây ra biến chứng lỗ hoàng điểm.
Chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung dinh dưỡng phù hợp, khám mắt định kỳ, tập luyện các bài tập thị lực là các biện pháp phòng ngừa biến chứng cận thị hiệu quả nhất.
Thực phẩm giàu vitamin A phòng ngừa biến chứng cận thị.
Cận thị là tình trạng phổ biến có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng mà nếu không điều trị đúng cách có thể làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thị lực và thăm khám định kỳ là phương pháp phòng ngừa biến chứng cận thị hiệu quả nhất.
Lâm Khuê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.