Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cấu tạo của tai và chức năng sinh học đối với con người

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ

Tai là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người và có cấu trúc phức tạp. Gồm có 3 phần chính tai ngoài, tai giữa và tai trong với chức năng chính là nghe, đồng thời còn giữ thăng bằng cho cơ thể. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của tai nhé.

Nhìn ở bên ngoài, chúng ta chỉ có thể quan sát được một phần của tai hay còn gọi là loa tai. Thực tế, đây là một hệ thống, cấu tạo của tai gồm có 3 phần chính: Tai giữa, tai trong và tai ngoài. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung dưới đây nhé.

Cấu tạo chung của tai như thế nào?

Tai là một cơ quan đảm nhiệm chức năng cảm nhận âm thành và điều chỉnh cân bằng cơ thể. Vì vậy, bộ phận này còn được gọi là cơ quan tiền đình ốc tai. Xét trên phương diện cấu tạo sẽ được chia thành 3 phần cụ thể sau đây:

  • Tai ngoài gồm có loa tai và ống tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận âm thanh từ môi trường, sau đó dẫn truyền tới màng nhĩ.
  • Tai giữa nằm phía trong màng nhĩ đến thành xương ngoài của tai trong. Cơ quan này giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương. Nhờ chuỗi các xương con mà bộ phận này sẽ đảm nhiệm dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong.
  • Tai trong ở phần trong cùng, gồm có ốc tai, ống bán khuyên và tiền đình. Chức năng chính là chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh, đồng thời góp phần điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
Cấu tạo của tai và chức năng sinh lý 1 Cấu tạo của tai gồm 3 phần chính: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

Cấu tạo của tai ngoài

  • Loa tai có nếp lồi lõm để thu nhận âm thanh đến từ nhiều phía bởi tai không thể cử động các hướng như tai động vật. Cấu trúc được đặt tên là gờ luân, gờ đối luân, bình tai hau gờ đối bình tai. Chỗ lõm gọi là gò xoắn tai, gò thuyền hoặc gò hố tam giác, hố đối luân,… Cấu tạo từ da, sụn, dây chằng và cơ. Thực tế cho thấy, các cơ của tai người kém phát triển, không giúp tai cử động được như những cơ khác trên cơ thể người.
  • Ống tai ngoài đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới tạo thành một đường cong hình chữ S. Với chiều dài khoảng 2.5cm ở người trưởng thành, giới hạn bên trong chính là màng nhĩ. Ở người lớn, 1/3 cấu tạo bởi sụn và được lót bởi da có phủ một lớp lông. 2/3 còn lại phía trong là xương, được lót một lớp da mỏng hơn, không có lông, đồng thời dính chặt vào màng xương.
Cấu tạo của tai và chức năng sinh lý 2 Loa tai có nếp lồi lõm để thu nhận âm thành

Cấu tạo của tai giữa và hệ thống không bào

Hòm nhĩ là một khoang chứa không khí nằm phía trong xương thái dương với dạng hình hộp chữ nhật, gồm có 6 thành:

  • Thành trên: Một vách xương mỏng, ngăn cách giữa hộp sọ và tai giữa.
  • Thành dưới: Ngăn cách tĩnh mạch cảnh trong với tai giữa.
  • Thành ngoài chính là màng nhĩ, ranh giới với ống tai ngoài. Màng nhĩ thường rất mỏng nên hay bị thủng màng nhĩ do nhiều tác động từ trong và ngoài.
  • Thành trong cũng là thành ngoài của tai trong với đặc điểm có nhiều chỗ nhô lên tương ứng các cấu trúc tai trong.
  • Thành trước là một vách xương gồm có hai lỗ cho cơ căng màng, vòi nhĩ. Phía trước là động mạch cảnh trong, cấu trúc cung cấp máu vùng đầu và mặt.
  • Thành sau nối hòm nhĩ với các tế bào khí mỏm chũm xương thái dương.

Vòi nhĩ nối hòm nhĩ với xoang mũi, có đặc điểm dạng ống với 1/3 ngoài là xương, 2/3 trong là sụn. Bộ phận giúp áp lực khí trời ở hõm nhỉ có thể cân bằng với tai ngoài. Tuy vậy, bộ phận này rất dễ gặp các bệnh như viêm xoang.

Khối thông bào xương chũm gồm có khối tế bào chứa không khí nằm ở phía sau hòm tai giữa. Tế bào chũm lớn nhất nằm ở trung tâm gọi là hang chũm được bao quanh bởi đám tế bào chũm phía trước, phía sau, trên và dưới. Bởi vì hang chũm thông với hòm tai giữa qua ống hang nên nhiễm trùng ở hòm tai giữa có thể đi vào hang chũm gây nên viêm xương chũm.

Cấu tạo của tai và chức năng sinh lý 3Hình ảnh minh họa cấu tạo của tai

Cấu tạo của tai trong

  • Ống tai với hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2.5 vòng, bên trong đầy dịch, được gọi nội dịch, ngoại dịch. Bộ phận này có cấu trúc vi thể gọi là cơ quan Corti và các lông tế bào, hoạt động giống như một microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện.
  • Ba ống bán khuyên trước, sau và ngoài nằm vuông góc theo từng đôi một. Các tế bào sẽ cảm nhận sự chuyển động của cơ thể chứ không phải âm thanh.
  • Tiền đình nằm giữa ốc tai, các ống bán khuyên, đồng thời chứa các cấu trúc nối với các ống bán khuyên gọi là cầu nang và soan nang. Tương tự ở ống bán khuyên đều chứa dịch, các tế bào lông để có thể cảm nhận chuyển động lên xuống hay tiến lùi.

Chức năng sinh học của tai

  • Chức năng chính là dẫn truyền âm thanh, đồng thời giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy vậy bộ phận này rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gặp các bệnh về tai.
  • Vòi tai với chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Từ đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa, duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển bên trong và ngoài màng nhĩ.
  • Chức năng định hướng âm thành khi hai tai nghe được bình thường hay nghe bằng nhau.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo của tai. Hy vọng qua đây trên có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cơ quan này nhé.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin