Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ thời xa xưa, cây chó đẻ đã là một trong những dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người băn khoăn liệu cây chó đẻ chữa viêm gan B có hiệu quả không? Cùng khám phá thông qua thông tin ở bài viết bên dưới nhé!
Cây chó đẻ là một loài cây thường mọc ở những vùng quê Việt Nam. Chúng xuất hiện ở nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nam Mỹ, Lào, Nhật Bản,... Đây là một trong những loại thảo dược có công dụng chữa viêm gan B.
Viêm gan B là một bệnh lý do nhiễm phải virus viêm gan B (HBV). Căn bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của gan. Người mắc bệnh có thể bị suy gan và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Virus viêm gan B có thể được liệt vào một trong những mối đe dọa lớn tới sức khỏe công dân toàn cầu. Theo thống kê, có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm phải loại virus này. Trong đó có đến 400 triệu người mắc phải viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam, có đến 20% dân số bị nhiễm viêm gan B.
Được biết, viêm gan B mãn tính chính là nguồn gốc chủ yếu gây nên căn bệnh xơ gan, suy gan và ung thư gan. Bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh cũng không được đánh giá cao. Mục tiêu đề ra chính là ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B. Việc phát hiện sớm căn bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi và điều trị hiệu quả căn bệnh. Từ đó hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Triệu chứng của viêm gan B đa phần không rõ ràng. Do đó, người bệnh rất khó để nhận ra được căn bệnh. Thậm chí rất nhiều người nhiễm phải viêm gan B mà không hề nhận ra. Tuy nhiên, sau một thời gian dài diễn tiến âm ỉ, căn bệnh vẫn có thể gây ra những tổn hại nặng nề đến sức khỏe. Một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh có thể kể đến như:
Cây chó đẻ có tên dược liệu là diệp hòe thái, diệp hạ châu, lão nha châu, cây chó đẻ răng cưa,... Chúng còn được gọi với tên khoa học Phyllanthus urinaria L. Loại cây này thuộc họ Thầu dầu và thường mọc hoang.
Những đặc điểm để nhận diện loài cây diệp hòe thái:
Theo lời kể dân gian, diệp hòa thái có tên cây chó đẻ vì những chú chó thường ăn loại cây này sau khi đẻ để hồi phục sức khỏe.
Cây chó đẻ răng cưa có tính mát, mang vị đắng. Trong Đông y học, loại cây mang công dụng sát trùng, tiêu độc, tán ứ, lợi tiểu, tiêu viêm và thông huyết mạch.
Bên cạnh đó, cây chó đẻ cũng được Y học Hiện đại công nhận những tác dụng cho sức khỏe như:
Vấn đề cây chó đẻ chữa viêm gan B có mang lại hiệu quả không được rất nhiều người quan tâm. Có thể khẳng định rằng loại dược liệu này có tác dụng trong việc điều trị viêm gan B.
Cây chó đẻ răng cưa sở hữu hoạt chất có khả năng kháng insulin. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm lượng axit béo bên trong gan. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng cây chó đẻ răng cưa có công năng ngăn ngừa sự phát triển của các virus viêm gan. Không chỉ vậy, dược liệu này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn hiệu quả quá trình phát triển của bệnh viêm gan.
Cây chó đẻ chữa viêm gan B không những hiệu quả mà còn giúp tăng cường các chức năng của gan. Bởi một số hoạt chất có trong loại cây này mang công dụng giải độc, cực kỳ có lợi cho những đối tượng suy giảm chức năng gan.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Mặc dù cây chó đẻ răng cưa là loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ gây ra những rủi ro về sức khỏe không đáng có. Do đó, bạn cần có những lưu ý khi sử dụng loại cây này trong điều trị bệnh, có thể kể đến như:
Cây chó đẻ chữa viêm gan B hiệu quả là điều không thể phủ nhận. Nó là vị thuốc an toàn và rất gần gũi đối với người dân. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.