Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây cỏ mực mọc ở đâu và có đặc điểm nhận dạng của chúng?

Ngày 31/08/2022
Kích thước chữ

Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, mọc nhiều các nước châu Á. Đây là loài cây ưa ẩm và nơi có nhiệt độ không quá cao và có nhiều đặc tính chữa bệnh nên được dùng nhiều trong dân gian. Vậy cây cỏ mực mọc ở đâu?

Trước đây, cây cỏ mực thường chỉ mọc hoang là chủ yếu nhưng với nhu cầu sử dụng như hiện nay, đã có nhiều nơi trồng loại cây này dùng để nghiên cứu và làm thuốc chữa bệnh với tiêu chí an toàn, sạch hơn cây cỏ mực mọc tự nhiên.

Cây cỏ mực mọc ở đâu?

Cây cỏ mực được tìm thấy ở nhiều quốc gia thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ ở nước ta, cây cỏ mực được dùng làm thuốc mà ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng có nhiều bài thuốc sử dụng loại dược liệu này.

Vậy cây cỏ mực mọc ở đâu nhiều? Tại Việt Nam, cây cỏ mực thường mọc nhiều ở Bắc Bộ hơn những nơi khác và chủ yếu là mọc hoang ở những nơi có điều kiện thích hợp cho chúng sinh trưởng.

Cây cỏ mực mọc ở đâu và có đặc điểm gì 1

Cây cỏ mực thường mọc dại ở những nơi khí hậu mát mẻ

Thông thường, cây cỏ mực có thể sống được một hoặc nhiều năm, tùy thuộc nhiều vào môi trường mà chúng sinh sống. Cỏ mực là loài cây ưa khí hậu mát mẻ, thích hợp khí hậu ôn hòa, không chịu được nhiệt độ quá cao hay độ ẩm quá nhiều.

Hiện nay, cây cỏ mực ngoài tự nhiên đã giảm rất nhiều và số lượng chủ yếu từ những nơi trồng cây cỏ mực để làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể dùng cây cỏ mực tươi hoặc khô đều có hiệu quả rất tốt.

Đặc điểm của cây cỏ mực

Ngoài tìm hiểu cây cỏ mực mọc ở đâu thì biết được đặc điểm của loại cây này để nhận biết cũng là điều cần thiết. Cây cỏ mực có rất nhiều tên gọi khác nhau như hạ liên thảo, cây nhọ nồi,… và có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Thân cây cỏ mực thường mọc thẳng và có chiều cao từ 20 – 40cm.

Đặc điểm đầu tiên không thể bỏ qua khi muốn nhận biết cây cỏ mực và hiểu cây cỏ mực mọc ở đâu chính là phần lá được bao phủ một lớp lông tơ mỏng và dáng lá cứng cáp.

Khi cây cỏ mực ra hoa, những đóa hoa này sẽ mọc thành chùm, thường mọc từ nách lá và có màu cánh hoa màu trắng nhỏ. Thực chất cây cỏ mực có tên như vậy cũng là do đặc điểm khi nghiền nát thân và lá của cây sẽ cho ra dung dịch màu đen giống với mực.

Tác dụng mà cây cỏ mực đem lại

Có không ít bài thuốc dân gian có áp dụng cây cỏ mực để điều trị bệnh hoặc giảm triệu chứng một số bệnh. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh cây cỏ mực có nhiều công dụng với sức khỏe, như:

Làm mát, bảo vệ gan

Theo y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính lương, giúp làm mát gan cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng gan tốt hơn, ngăn ngừa một số bệnh về gan. Trong thành phần của cây cỏ mực có chứa một lượng tương đối ancaloit – một hoạt chất chuyên dụng có khả năng giải độc gan rất tốt.

Khi dùng cây cỏ mực đều đặn, bạn sẽ được cải thiện chức năng gan tự nhiên, giải độc, làm mát gan, phòng ngừa xơ gan, gan nhiễm mỡ hay bệnh viêm gan A, B,… và cả bệnh vàng da do chức năng gan suy yếu cũng sẽ được điều trị.

Nhờ những công dụng này mà cây cỏ mực được dùng nhiều cho người bị mụn nhọt, vàng da, cải thiện tình trạng từ bên trong với nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm.

Cây cỏ mực mọc ở đâu và có đặc điểm gì 2

Bảo vệ gan là công dụng của cây cỏ mực

Kháng khuẩn

Bên cạnh thắc mắc cây cỏ mực mọc ở đâu thì cây cỏ mực có tác dụng gì cũng được nhiều người đặt dấu chấm hỏi. Theo nhiều báo cáo khoa học cho thấy trong cây cỏ mực có chứa nhiều loại tinh dầu quý hiếm cùng hàng loạt những chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.

Bệnh cảm cúm, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,… cũng được ngăn chặn tốt hơn ở những người thường xuyên sử dụng cây cỏ mực để uống hoặc kết hợp với những loại dược liệu, thảo dược khác.

Chữa đau nhức khớp

Nói đến cây cỏ mực mọc ở đâu thì không thể nào bỏ qua hiệu quả giảm đau nhức xương khớp của loại thảo dược này. Lượng kháng sinh tự nhiên ethanol có trong cây cỏ mực giúp làm giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ trị liệu đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi hoặc người bị tai nạn.

Ngoài ra, những trường hợp đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng,… cũng có thể dùng cây cỏ mực nấu nước uống hàng ngày để cải thiện nhanh, điều trị dứt điểm bệnh tình nhé.

Điều trị bệnh dạ dày

Một số triệu chứng của dạ dày có thể cải thiện bằng cách sử dụng cây cỏ mực, điều trị hiệu quả bệnh lý dạ dày như khó tiêu, đầy hơi, nôn ói, ợ nóng, ợ chua,… Bên cạnh đó, bệnh viêm dạ dày cũng được cải thiện tốt hơn, hạn chế những cơn đau khó chịu khi uống cây cỏ mực thường xuyên.

Chữa suy thận bằng cây cỏ mực

Một trong những bài thuốc nổi tiếng, được dùng nhiều nhất của cây cỏ mực là chữa bệnh suy thận. Ngoài bổ gan, bảo vệ, tăng cường chức năng gan thì cây cỏ mực còn rất tốt cho thận đấy, đặc biệt là những người bị suy thận.

Bài thuốc này không quá khó, nguyên liệu dễ tìm, có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy thận. Cách bước bao gồm:

  • Dùng khoảng 1 nắm cây cỏ mực tươi, rửa sạch rồi đem đi sao vàng, giòn.
  • Sắc phần cây cỏ mực vừa sao với nước lọc theo tỷ lệ 1 cỏ mực tương đương với 10 phần nước.
  • Sắc đến khi còn khoảng 1 – 2 chén nước hoặc khi còn một nửa là được.
  • Chia đôi phần nước cây cỏ mực đã sắc thành 2 phần, dùng uống 2 buổi sáng và tối trong ngày.

Cây cỏ mực mọc ở đâu và có đặc điểm gì 3

Cây cỏ mực còn giúp điều trị bệnh suy thận

Một lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua là cây cỏ mực chỉ nên dùng làm thực phẩm chức năng, hỗ trợ trị bệnh, không nên dùng như phương thuốc chính. Khi bị suy thận, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra chính xác tình trạng cũng như uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Ngoài những công dụng nêu trên thì cây cỏ mực còn được dùng để điều trị chứng tóc bạc sớm, ngăn ngừa tóc gãy rụng, dưỡng chắc khỏe chân tóc và kích thích mọc tóc nhiều hơn. Bạn có thể dùng cỏ mực sắc uống hoặc gội đầu để làm đẹp tóc hơn mỗi ngày.

Như vậy câu hỏi cây cỏ mực mọc ở đâu đã vừa được giải đáp, hy vọng có thể giúp ích cho quý bạn đọc. Khi dùng cây cỏ mực, bạn nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn và tuyệt đối không nên lạm dụng dẫn đến tác dụng phụ không đáng có đối với sức khỏe nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.