Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây huyết dụ xanh - thần dược cho người bị bệnh máu

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Cây huyết dụ là thường được trồng với niềm tin mang lại phong thuỷ, may mắn tài lộc cho chủ nhà. Thế nhưng ít người biết rằng có nhiều loại cây huyết dụ: cây huyết dụ xanh, huyết dụ đỏ, huyết dụ mặt lá xanh và đỏ,... Tất cả các loại cây này ngoài để trang trí còn được chế biến thành những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

Nhắc đến cây huyết dụ người ta thường nhớ đến loại cây chưng cảnh với những chiếc lá đỏ tía nổi bật. Nhiều người chưa biết rằng, còn có cây huyết dụ xanh, cây huyết dụ 1 mặt lá xanh 1 mặt lá đỏ. Những loại cây này mang cùng một công dụng, được dùng như một loại thuốc chữa bệnh và những bài thuốc này được lưu truyền trong dân gian đến tận bây giờ. 

Đặc điểm của cây huyết dụ

Cây huyết dụ hay còn được gọi là phát dụ, long huyết, cây thuộc họ Măng tây có tên khoa học là Cordyline fruticosa. 

Cây mọc thấp sát mặt đất theo từng khóm, lá cây màu đỏ tím, hình dáng lá dài. Huyết dụ có 3 loại cây có đặc điểm sau: cây huyết dụ đỏ có cả 2 mặt lá đều màu đỏ, cây huyết dụ xanh có cả 2 mặt lá màu xanh, cây huyết dụ xanh đỏ có 2 mặt lá màu xanh và đỏ. Màu sắc chính là điểm khác biệt duy nhất của các loại cây này. Người ta thường dùng lá cây này để làm thuốc. Có thể hái bất kỳ lúc nào trong năm, chỉ cần lá già trưởng thành là có thể hái được.  

Còn thân cây khá mảnh và nhỏ, ít phân nhánh có nhiều đốt sẹo. Cây có hoa mọc thành cụm trên ngọn và phân nhánh, hoa có màu trắng ánh tím. Quả huyết dụ có hình cầu, cây thường ra hoa và quả khoảng mùa đông xuân, từ tháng 12 năm nay sang tháng 1 năm sau.

Cây huyết dụ xanh - một vị thuốc cho sức khoẻ Cây huyết dụ xanh - một vị thuốc cho sức khoẻ

Tác dụng dược lý của cây huyết dụ xanh đối với sức khỏe con người

Từ kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh, cây huyết dụ được có một số tác dụng về mặt chữa bệnh. Cụ thể là theo dân gian, lá huyết dụ thường dù để chế thuốc cầm máu do vết thương, băng huyết, rong huyết ()không được dùng trước sinh hoặc sau sinh nhưng còn sót rau). 

Còn theo Đông y, cây huyết dụ lại có tính mát, vị nhạt mà không độc. Có thể dùng để điều trị chứng thổ huyết, tiểu ra máu, sốt xuất huyết, ho ra máu, chảy máu cam, đau nhức xương khớp

Theo các nghiên cứu Tây y, cây huyết dụ xanh có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, lá của cây huyết dụ xanh còn có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus,…gây độc cho tế bào ung thư.

Cây huyết dụ xanh dùng để chữa nhiều loại bệnh máu trong đó có sốt xuất huyết Cây huyết dụ xanh dùng để chữa nhiều loại bệnh máu trong đó có sốt xuất huyết

Một số bài thuốc từ cây huyết dụ xanh cho người bị bệnh máu

Bài thuốc chữa ho ra máu, chảy máu cam

Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá diệp sao cháy. Đem tất cả sắc với nước uống trong ngày, chia ra thành 2 - 3 lần uống.

Bài thuốc chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu)

Dùng khoảng 40 - 50g lá huyết dụ tươi (có thể dùng lá huyết dụ đã phơi khô, với hàm lượng khoảng 1 nửa), cho nước vào sắc và uống 2 - 3 lần mỗi ngày. Uống liên tục trong khoảng 1 tháng để điều trị dứt điểm bệnh. Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.

Ngoài ra, bạn có thể dùng bài thuốc sau: 8g rễ cỏ gừng, 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài hoa mướp. Đổ vào khoảng 300ml nước và sắc cho đến khi khô lại còn khoảng 100ml thì tắt bết. Dùng nước này chia làm 2 lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa thổ huyết, mất kinh, trị lao phổi

Dùng khoảng 60 - 100g lá huyết dụ tươi hoặc 30 - 60g lá huyết dụ khô đun sôi cùng nước để uống hằng ngày.

Cây huyết dụ xanh trị lao phổi Cây huyết dụ xanh trị lao phổi

Bài thuốc chữa tiểu ra máu

20g lá huyết dụ, 10g mỗi loại lá lấu, rễ cây ráng, lá tiết dê, lá cây muối. Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch để ráo nước rồi giã nát, thêm một ít nước lọc rồi gạn bỏ bã vắt lấy nước cốt rồi uống.

Bài thuốc chữa kiết lỵ từ lá huyết dụ

Dùng 20g rau má tươi, 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi rửa sạch tất cả, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Cho thêm nước vào rồi gạ bã lấy nước cốt chia thành 2 lần và uống mỗi ngày.

Chữa kiết lỵ từ cây huyết dụ xanh Chữa kiết lỵ từ cây huyết dụ xanh

Qua bài viết này các bạn đã biết thêm công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ xanh và các bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này. Khi dùng lá cây huyết dụ cần phải kiên trì vì hiểu quả sẽ chậm hơn so với thuốc Tây y. Ngoài ra, tùy theo cơ địa mà mức độ bệnh tuỳ mỗi cá thể sẽ nhận lại kết quả điều trị khác nhau. Với những ai có cơ địa nhạy cảm, cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc này. 

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin