Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi và sốt cao

Ngày 30/10/2021
Kích thước chữ

Trẻ bị viêm lợi và sốt cao nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ba mẹ hãy tìm hiểu những cách xử lý và phòng ngừa khi con gặp phải tình trạng này.

Viêm lợi và sốt cao là những triệu chứng thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi. Bệnh không chỉ gây ra nhiều trở ngại trong quá trình ăn uống mà còn khiến trẻ đau nhức kéo dài. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách giải quyết tình trạng một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây viêm lợi và sốt ở trẻ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi và sốt cao 1Trẻ bị viêm lợi và sốt cao là tình trạng thường gặp khi còn nhỏ

Trẻ mọc răng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt, trong đó việc trẻ bị viêm lợi khi mọc răng là lý do phổ biến nhất. Khi trẻ mọc răng thường bị sốt nhẹ từ 38 - 38,5 độ C. Lúc này nướu răng cũng bị sưng viêm do răng sắp nhú ra. Tình trạng này khiến bé khó chịu và quấy khóc liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên mẹ cũng nên phân biệt với các căn bệnh khác. Nếu như thấy bé đau răng, sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy thì có thể là một biến chứng nguy hiểm của các căn bệnh khác.

Vệ sinh răng miệng kém

Việc đánh răng không đúng cách hoặc lười đánh răng có thể khiến các mảng bám tích tụ quanh nướu trẻ. Điều này còn khiến cho các vi khuẩn phát triển mạnh, gây sâu răng, kích ứng và viêm lợi. Ngoài ra trẻ còn nhỏ nên thường hay mút tay, ngậm những đồ vật mất vệ sinh… khiến trẻ bị viêm lợi và sốt.

Chế độ ăn uống không điều độ

Sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn,... Vì thế nếu như không có chế độ ăn uống đúng cách, dễ tạo môi trường cho vi khuẩn sản sinh độc tố, gây hư hại đến nướu của trẻ. Những thói quen xấu như trẻ ăn đồ nóng hoặc cay, hay nhai những vật cứng dễ dẫn đến chứng viêm lợi trùm ở trẻ em. Điều này khiến trẻ bị sốt do các mảng bám trên răng hình thành quá nhiều.

Một số sang chấn cơ học như xỉa răng, nhai thức ăn cứng, cắn móng tay,… khiến lợi bị tổn thương. Mẹ có thể nhận thấy điều này qua những dấu hiệu như trẻ bị viêm lợi hôi miệng, sưng lợi có mủ.

Viêm lợi do bệnh lý

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi và sốt cao 2Trẻ viêm lợi và sốt cao do áp xe nướu

Viêm lợi ở trẻ em cũng thường xảy ra nếu như trẻ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến máu. Lúc này trẻ sẽ dễ bị tấn công bởi nhóm khuẩn Herpes gây viêm lợi và sốt cao do sức đề kháng bị suy giảm. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển sau này của trẻ. 

Nên làm gì khi trẻ bị viêm lợi và sốt cao

Khi phát hiện những dấu hiệu viêm lợi có mủ ở trẻ em, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đầu tiên là mẹ không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra việc dùng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con.

Vì thế, nếu không thể lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ, mẹ có thể áp dụng trước những cách sau:

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn trong răng miệng. Vì thế khi thấy con viêm nướu khó chịu, mẹ có thể tự pha chế nước muối hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.

Đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa

Lúc này bé sẽ được thăm khám và xác định tình hình bệnh. Nếu trẻ viêm nhẹ, bác sĩ có thể  điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn, phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Trong trường hợp bé bị viêm lợi nặng và chuyển sang bệnh viêm nha chu, có thể bé sẽ được bác sĩ thực hiện các tiểu phẫu để bóc tách phần lợi bị tổn thương, loại bỏ cao răng.

Cách để phòng tránh tình trạng trẻ bị viêm lợi và sốt

Viêm lợi và sốt cao sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt, vì thế mẹ hãy áp dụng những cách sau để phòng ngừa:

Có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm lợi và sốt cao 3Mỗi ngày nên tập cho con chải răng ít nhất hai lần

Mỗi ngày nên tập cho con chải răng ít nhất hai lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Mẹ có tạo cho con thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch các vi khuẩn phát triển giữa các răng. 

Mẹ nên lưu ý chọn nước súc miệng và kem đánh răng nồng độ fluor phù hợp với độ tuổi để không làm hại đến men răng. Sau đó cho trẻ súc miệng và đánh răng đúng cách để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hằng ngày của con cần có sự cân bằng giữa 5 nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời tránh những loại thức ăn sau:

  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá ngọt như bánh kẹo, trái cây sấy khô. Đặc biệt là khi ăn xong nếu không đánh răng sẽ làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh gây hại cho răng.
  • Hạn chế đồ ăn vặt hoặc thực phẩm, nước uống nhiều đường. Nếu con có thói quen uống sữa vào ban đêm, mẹ hãy cho con dùng thêm nước súc miệng hoặc nước lọc để rửa trôi các mảng bám.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh viêm nướu ở trẻ. Ngoài ra khi thấy các dấu hiệu của viêm lợi như miệng có mùi hôi hoặc có mủ giữa răng, mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Viêm lợi