Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cha mẹ nên biết về hiện tượng mộng du ở trẻ em

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Bên cạnh các thói quen xấu khi ngủ như ngáy, nói mớ,... thì hiện tượng mộng du ở trẻ em cũng khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của nhà thuốc Long Châu để biết thêm về hiện tượng này nhé!

Mộng du không phải là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng chúng có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho bé. Khi mộng du, bé sẽ không thể kiểm soát hành vi của mình mà khiến bản thân rơi vào hiểm cảnh.

Mộng du ở trẻ em là như thế nào?

Mộng du không nguy hiểm nhưng khá phổ biến ở trẻ em. Đây là một dạng rối loạn, khiến trẻ đứng dậy và đi lại xung quanh khi đang ngủ. Lúc này trẻ không biết mình đang làm gì. Tình trạng này chính là chứng mộng du.

Khi trẻ đang từ giai đoạn ngủ sâu chuyển sang giai đoạn nông hơn hoặc thức dậy thì chứng mộng du sẽ xảy ra. Trẻ sẽ không thể trả lời các câu hỏi của bạn khi đang bị mộng du và sẽ không nhớ gì vào buổi sáng hôm sau. Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể nói chuyện nhưng là những câu không có ý nghĩa.

Mộng du thường xảy ra ở trẻ em, thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 4 - 8 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị mộng du.

Hầu hết mộng du ở trẻ em sẽ bắt đầu từ 1 - 2 giờ sau khi ngủ và sẽ kéo dài từ 5 - 15 phút. Khi trẻ đang bị mộng du sẽ rất khó bị đánh thức. Nếu bị đánh thức trong lúc này, các bé sẽ cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng trong vài phút.

Cha mẹ nên biết về hiện tượng mộng du ở trẻ em 1

Trẻ có thể tự thay đồ khi đang bị mộng du

Mộng du với bản chất là vô hại, tuy nhiên chúng có thể đẩy các bé vào những tình huống nguy hiểm không được bảo vệ. Do đó bậc phụ huynh cần phải bảo vệ trẻ khỏi các tình huống dễ dẫn đến thương tích khi trẻ mộng du.

Mộng du không chỉ đơn thuần là hành vi đi lại vô thức, trẻ có thể có những hành vi khác như:

  • Hành vi vô hại như ngồi dậy.
  • Hành vi tiềm ẩn nguy hiểm như đi lang thang bên ngoài.
  • Hành vi nguy hiểm như mở cửa sổ, đi tiểu bừa bãi.

Nguyên nhân dẫn đến mộng du ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra mộng du. Mộng du có thể bắt đầu bất cứ khi nào, có thể là từ lúc con bạn bắt đầu biết đi hoặc biết bò, thống kê có đến 15% trẻ nhỏ sẽ bị mộng du vào một độ tuổi nào đó.

Mộng du thường xảy ra khi trẻ ngủ ở những nơi xa lạ, thiếu ngủ hoặc bị sốt cao cũng có thể gây ra cơn mộng du.

Một đứa trẻ mộng du sẽ giống như đang tỉnh giấc. Đôi mắt của trẻ có khi sẽ mở, thậm chí một số trẻ có thể trò chuyện với người xung quanh, mặc dù nó có thể sẽ không có ý nghĩa. Trẻ sẽ có biểu hiện đi lang thang quanh nhà, ngủ gật trong tủ quần áo hoặc nhầm lẫn với phòng tắm.

Có một số yếu tố được cho rằng có liên quan đến chứng mộng du ở trẻ em như:

  • Trẻ bị mệt mỏi hoặc thiếu ngủ.
  • Trẻ ngủ không đều thành thói quen.
  • Trẻ bị căng thẳng, lo lắng.
  • Trẻ phải ngủ ở một nơi lạ.
  • Trẻ bị ốm, bị sốt.
  • Trẻ đang dùng thuốc như thuốc an thần, thuốc kháng histamin.
  • Người thân có tiền sử bị mộng du.

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng mộng du có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Một số bệnh lý có thể kể đến như:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Hay hoảng sợ ban đêm khi gặp ác mộng kịch tính xảy ra khi ngủ sâu.
  • Chứng đau nửa đầu, chấn thương đầu.
  • Hội chứng chân không yên (RLS).

Cha mẹ nên biết về hiện tượng mộng du ở trẻ em 2

Căng thẳng quá mức có thể khiến trẻ bị mộng du

Cách chữa bệnh mộng du ở trẻ em

Vậy trẻ bị mộng du phải làm sao? Thông thường, trẻ bị mộng du sẽ không cần điều trị, bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Nếu mộng du ở trẻ em gây ảnh hưởng cho gia đình, bác sĩ có thể sẽ khuyên phụ huynh nên áp dụng một kỹ thuật gọi là đánh thức theo lịch trình. Kỹ thuật này phụ huynh sẽ theo dõi con trong vài đêm để xác định thời điểm mộng du, sau đó chuyển con ra khỏi giấc ngủ 15 phút trước khi mộng du dự kiến xảy ra. Điều này có thể giúp trẻ thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ và kiểm soát được tình trạng mộng du.

Nếu tình trạng mộng du của bé có thể gây ra các hành vi nguy hiểm hoặc mệt mỏi quá mức, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm Benzodiazepines (thuốc kích thích thần kinh được kê đơn), thuốc chống trầm cảm.

Không nên cố đánh thức con bạn nếu bạn thấy bé mộng du. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ trở lại giường. Nếu bạn cố gắng đánh thức trẻ có thể khiến cho tình trạng mộng du của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Cha mẹ nên biết về hiện tượng mộng du ở trẻ em 3

Phụ huynh nên đánh thức con trước khi mộng du 15 phút

Con bạn sẽ không nhớ gì về sự kiện này vào sáng hôm sau, do đó không nên kể lại vì như vậy có thể khiến bé sợ hãi chính bản thân mình.

Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn xung quanh nhà để đảm bảo trẻ bị mộng du nhưng vẫn không bị thương. Các biện pháp có thể thực hiện như:

  • Đóng và khóa tất cả các cửa kể cả cửa sổ vào ban đêm.
  • Cài đặt báo động trên cửa, cài đặt khóa hoặc để chìa khoá ngoài tầm với của con bạn.
  • Loại bỏ các vật dụng có thể gây nguy hiểm như vật sắc nhọn, dễ vỡ.
  • Không cho con ngủ giường tầng.
  • Lắp đặt cửa an toàn ở cầu thang hoặc cửa ra vào.
  • Giảm nhiệt độ bình nước nóng.

Trên đây là một vài thông tin về chứng mộng du ở trẻ em. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã có thể hiểu hơn về triệu chứng này cũng như biết cách bảo vệ con trẻ nếu trẻ bị mắc chứng mộng du.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin