Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những vết chai sần xuất hiện ở lòng bàn chân không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong đi lại mà còn là triệu chứng của bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp “Chai chân cảnh báo bệnh gì?”.
Lòng bàn chân xuất hiện các vết chai sần tưởng chừng là một hiện tượng đơn giản, nhưng điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vậy chai chân cảnh báo bệnh gì? Có thể cải thiện chai chân tại nhà như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Trước khi trả lời cho câu hỏi “Chai chân cảnh báo bệnh gì?”, cùng tìm hiểu về cách nhận biết tình trạng này. Đây là hiện tượng những vùng da dày sừng xuất hiện ở lòng bàn chân. So với các phần da bình thường, lớp biểu bì của phần da bị chai thường cứng hơn và có màu vàng đậm. Các vết chai chân có kích thước khoảng 5mm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh chuyển biến nặng, các vết này dần to ra.
Chai chân thường xuất hiện ở gót chân, mắt cá chân, các đầu ngón chân,... vì đây là những vị trí chịu nhiều lực từ trọng lượng của cơ thể.
Khi nhắc đến “Chai chân cảnh báo bệnh gì?”, nhiều bác sĩ đã đưa ra nhận định rằng tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà nốt chai sần có thể là triệu chứng của các bệnh khác nhau. Cụ thể:
Ngoài ra, việc đi giày dép quá nhỏ cũng làm chai ở các đầu ngón chân do bàn chân bị ép chặt lại khi di chuyển.
Bên cạnh “Chai chân cảnh báo bệnh gì?” thì những vết chai ở chân có thể tự chữa khỏi tại nhà không, chữa như thế nào cũng là những thắc mắc phổ biến. Phần lớn các trường hợp chai chân chỉ gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Nhưng nếu không giải quyết kịp thời, các vết chai có thể gây đau đớn. Một số mẹo cải thiện chai chân tại nhà là:
Chanh là nguyên liệu quen thuộc có trong căn bếp của mọi gia đình. Nhiều người dùng chanh để làm sạch và khử mùi hôi chân. Nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một phương pháp để loại bỏ chai sần. Bạn hãy đặt một lát chanh trên phần da chai cứng, dùng băng bó lại và để qua đêm. Axit trong chanh có tác dụng làm mềm và làm mờ nhanh chóng những vết chai.
Một trong những tác dụng của enzyme bromelain có trong dứa là loại bỏ mô chết ở trên da. Hơn nữa, sau khi axit bào mòn lớp dày sừng, các vitamin, đặc biệt là vitamin C từ loại quả này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Vì thế, dùng dứa đắp lên vùng da bị chai ở bàn chân giúp giảm tình trạng chai chân mà không mang lại cảm giác xót.
Bột yến mạch là một nguyên liệu lành tính và có hương thơm dịu nhẹ, được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng chân bị chai. Bạn hãy dùng bột yến mạch pha với nước cho sệt lại, rồi kiên trì mát xa lòng bàn chân bằng hỗn hợp đó. Các vitamin và khoáng chất từ yến mạch sẽ giúp da chân không bị khô và loại bỏ các vết chai sần.
Bên cạnh bột yến mạch, tinh bột nghệ cũng là phương pháp chăm sóc da được nhiều chị em tin dùng. Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, nghệ sẽ sát khuẩn và bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây bệnh, đồng thời loại bỏ phần da dày và cứng ở gan bàn chân. Để nâng cao khả năng làm dịu da, bạn nên kết hợp tinh bột nghệ với mật ong. Chỉ sau một đêm đắp hỗn hợp này và rửa sạch bằng nước ấm, bạn sẽ thấy làn da ở lòng bàn chân được cải thiện đáng kể.
Ngoài những nguyên liệu lành tính từ thiên nhiên, axit salicylic cũng là một gợi ý nếu bạn đang muốn loại bỏ cục chai dưới lòng bàn chân. Đây là một hợp chất quan trọng thuộc nhóm BHA, có tác dụng đặc trị chứng tăng sừng khu nhú ở gan bàn chân. Bôi axit salicylic sẽ làm lớp sừng tróc ra và các vết chai chân sẽ không còn xuất hiện.
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Chai chân cảnh báo bệnh gì?”. Đây có thể là hiện tượng bình thường do đi lại nhiều hoặc đi sai giày dép, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Vì vậy, bạn đừng nên xem nhẹ những vết chai ở chân nhé!
Xem thêm: Cách chữa chai chân bằng hành tím
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.