Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ và những điều cần lưu ý

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ

Chu trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi vết thương, cải thiện sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu tốt nhất.

Sau khi mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt cùng nhiều lưu ý, tránh biến chứng nguy hiểm hậu phẫu ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và sức khỏe sau này. 

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ, bạn cũng cần hiểu hơn về thời gian sau mổ được tính như thế nào. Theo chia sẻ từ các bác sĩ có chuyên môn, thời gian sau mổ được tính từ thời điểm cuộc phẫu thuật kết thúc đến khi bệnh nhân phục hồi được khả năng vận động bình thường, có thể đi lại, làm việc. Thời gian sau mổ được chia thành 2 giai đoạn chính gồm: 

  • 24 giờ đầu hậu phẫu: Thời gian thoát mê, lượng thuốc tê/mê được tiêm vào người bệnh dần hết tác dụng. 
  • Sau 24 giờ: Thời gian bệnh nhân cần chăm sóc tại khoa.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ và những điều cần lưu ý 1
Bệnh nhân sau mổ cần được chăm sóc đặc biệt

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại bệnh viện

Thời gian đầu hậu phẫu, cụ thể là 24 giờ đầu, bệnh nhân cần được chăm sóc tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ, tránh trường hợp biến chứng không mong muốn xảy ra. Trong thời gian thoát mê, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, choáng hoặc trụy mạch tùy và mức độ phẫu thuật. Vì vậy, để tránh những điều này, chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần chú ý:

  • Vận chuyển bệnh nhân từ giường mổ về giường thường nhẹ nhàng.
  • Nên tránh thay đổi tư thế của bệnh nhân một cách đột ngột dẫn đến choáng, trụy mạch. 
  • Giường nằm cần đảm bảo độ êm, chắc chắn và thoải mái cho bệnh nhân, có thể thuận tiện đổi tư thế hoặc di chuyển khi cần. 

Một số vấn đề cần can thiệp hậu phẫu trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ như: 

  • Vấn đề hô hấp: Theo dõi nhịp thở, tốc độ thở, tần số thở và căng giãn lồng ngực.
  • Hệ tuần hoàn: Mạch, huyết áp của bệnh nhân. 
  • Nhiệt độ cơ thể. 
  • Thần kinh: Đánh giá hệ thần kinh bệnh nhân sau mổ bằng thang điểm glasgow
  • Vận động: Khuyến khích bệnh nhân vận động sau khi tỉnh hoàn toàn để tập thở, tập vận động chân tay. 
  • Theo dõi lượng dịch được truyền. 
  • Theo dõi lượng nước tiểu và màu nước tiểu. 
  • Theo dõi màu sắc, chất lượng ống dẫn lưu.
  • Dùng thuốc giảm đau sau mổ. 

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà

Bên cạnh những vấn đề chăm sóc bệnh nhân sau mổ trong 24 giờ đầu, người nhà cũng nên chú ý đến chế độ chăm sóc tại nhà bởi khi này không còn được bác sĩ theo dõi thường xuyên. Khi được xuất viện, bệnh nhân phẫu thuật vẫn có thể gặp biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ. Vì thế, cần lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, cơ thể khỏe mạnh. 
  • Thường xuyên vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng rát, đỏ tấy, đau nhức bất thường, sốt cao,... để báo ngay với bác sĩ.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ và những điều cần lưu ý 2
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần chú ý đến vệ sinh vết thương

Dấu hiệu bất thường cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Phát hiện dấu hiệu biến chứng ở vết mổ từ sớm hỗ trợ rất nhiều trong việc xử lý, điều trị sau này. Vì vậy, khi xuất viện về nhà, trong khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, người nhà nên chú ý đến những biểu hiện bất thường như: 

  • Buồn nôn và nôn liên tục. 
  • Sốt cao liên tục hoặc sốt trên 38 độ, kéo dài hơn 24 giờ. 
  • Băng gạc băng bó vết mổ có dấu hiệu ẩm ướt bất thường, thấm đẫm máu hoặc dịch vàng, nâu, xanh lá cây,... đều nguy hiểm. 
  • Vết mổ sưng tấy, đỏ, đau nhức lạ thường. 
  • Chỗ băng bó quấn quá chặt dẫn đến kém lưu thông máu đến các chi, dẫn đến lạnh, tím tái, tê bì, đau. 
  • Chướng bụng, bí tiểu. 
  • Bí trung hoặc đại tiện.
  • Người bệnh có dấu hiệu đau tăng cường khi ngưng sử dụng thuốc giảm đau.

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, bệnh nhân hoặc người nhà cần báo ngay với bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhà để được xử lý, điều trị kịp thời, hạn chế ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bệnh nhân. 

Cách phòng ngừa biến chứng sau mổ

Một số biến chứng do kĩ thuật mổ hoặc cơ địa mỗi người khó phòng tránh nhưng về quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. 

Chế độ vệ sinh vết thương

Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà cần vệ sinh thường xuyên, đúng cách với những lưu ý sau: 

  • Vệ sinh răng miệng, thân thể hàng ngày hoặc khi bẩn. 
  • Luôn giữ vệ sinh vết mổ sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với nguồn vi khuẩn nhiều. 
  • Tránh để cơ thể ẩm ướt gây nguy cơ nhiễm trùng tăng cao. 
  • Thay quần áo sạch sẽ thường xuyên, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, sạch sẽ. 
  • Luyện tập lại phản xạ đi đại tiện sau khi phẫu thuật, tránh bệnh táo bón

Chế độ dinh dưỡng

Như bạn đã biết, dinh dưỡng với người bệnh rất quan trọng. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ không nên bỏ qua một số lưu ý về ăn uống sau: 

  • Người bệnh cần ăn uống đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, đạm, hạn chế chất béo, đường. 
  • Ăn chín, uống sôi. 
  • Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, tươi mới khi chế biến. 
  • Hạn chế thức ăn có nhiều gia vị cay nóng, chất kích thích dễ làm vết thương sau mổ bị nhiễm trùng, kích ứng. 
  • Sau mổ nên áp dụng chế độ ăn từ loãng đến đặc, tăng cường các món cháo, súp giàu dinh dưỡng.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ và những điều cần lưu ý 3
Dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu phẫu cần tăng cường đạm, vitamin, khoáng chất

Chế độ vận động

Đối với bệnh nhân sau mổ, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tăng cường vận động, tập đi lại hậu phẫu để các cơ hoạt động bình thường. 

  • Người bệnh tập đi theo hướng dẫn của bác sĩ, tăng cường cử động tay chân và các động tác xoa bóp khi còn nằm tại chỗ. 
  • Khi có thể đứng dậy, người bệnh cần tập đi lại theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi của y tá. 
  • Tập các bài vận động cơ thể nhẹ nhàng, không nên quá sức gây ảnh hưởng đến vết mổ. 
  • Tập thở sau khi tan thuốc tê, tập ho và khạc đờm ra ngoài (nếu có), tránh bệnh viêm phổi. 

Hy vọng bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và tăng tốc độ phục hồi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ điều trị để được giải đáp chuyên khoa. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin