Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi

Ngày 26/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Tham khảo ngay cùng Nhà thuốc Long Châu và đừng bỏ lỡ nhé!

Người lớn tuổi thường gặp phải các vấn đề răng miệng như vi khuẩn, viêm nướu, hoặc mất răng do tuổi tác. Bài viết này tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi và để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Việc duy trì răng miệng khỏe mạnh không chỉ giúp người lớn tuổi tránh được các vấn đề về răng miệng mà còn giữ cho họ tự tin và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Tại sao nên chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi?

Khi người lớn tuổi trở nên yếu hơn và phụ thuộc vào sự chăm sóc, việc tự chăm sóc bản thân bao gồm chăm sóc răng miệng thường giảm sút. Điều này khiến họ có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng.

Duy trì sức khỏe răng miệng tốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi. Người lớn tuổi gặp các vấn đề về răng miệng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và đau đớn dữ dội. Đồng thời điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh toàn thân như viêm phổi và bệnh tim mạch. Ngoài những hậu quả về thể chất, các khía cạnh tâm lý xã hội như giảm khả năng nói và tương tác xã hội cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi 1
Người lớn tuổi cần được chăm sóc răng miệng để hạn chế các vấn đề về sức khỏe tổng thể

Các vấn đề răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường gặp phải các vấn đề răng miệng như vi khuẩn, viêm nướu, hoặc mất răng do tuổi tác. Cụ thể, theo một khảo sát của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ:

  • Sâu răng không được điều trị: Gần như tất cả người lớn (96%) từ 65 tuổi trở lên đều bị sâu răng; 1 trong 5 người bị sâu răng không được điều trị.
  • Bệnh về nướu: Tỷ lệ người lớn tuổi mắc bệnh nướu răng cao. Khoảng 2 trong 3 (68%) người lớn từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh nướu răng.
  • Mất răng: Gần 1 trong 5 người lớn từ 65 tuổi trở lên đã mất hết răng. Tỷ lệ mất răng toàn bộ ở người lớn từ 75 tuổi trở lên (26%) cao gấp đôi so với người lớn từ 65 - 74 tuổi (13%). Mất răng hoặc đeo răng giả có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng, vì người không có răng hoặc đeo răng giả thường thích những thực phẩm mềm, dễ nhai thay vì những thực phẩm như trái cây, rau quả tươi.
  • Ung thư miệng: Ung thư miệng (ung thư miệng và họng) chủ yếu được chẩn đoán ở người lớn tuổi. Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 62 tuổi.
  • Bệnh mãn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể dễ mắc bệnh nướu răng (nha chu) hơn. Vì họ ít được chăm sóc răng miệng hơn những người lớn không mắc các bệnh mãn tính này. Ngoài ra, hầu hết người Mỹ lớn tuổi đều dùng cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn; nhiều loại thuốc này có thể gây khô miệng. Lượng nước bọt giảm làm tăng nguy cơ sâu răng.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi 2
Người lớn tuổi thường gặp các vấn đề răng miệng như vi khuẩn, viêm nướu, hoặc mất răng

Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi

Chăm sóc răng miệng cho người lớn tuổi có thể ngăn ngừa các vấn đề như đau răng, sâu răng và mất răng. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ giúp người lớn tuổi ăn ngon và thưởng thức đồ ăn dễ dàng hơn mà còn hạn chế các bệnh mãn tính.

Tham khảo một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi sau đây:

  • Đánh răng 2 lần 1 ngày: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng một bàn chải răng mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải răng nên được thực hiện trong ít nhất hai phút để đảm bảo loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng và nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch các kẽ răng và dưới đường viền nướu. Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để giúp kiểm soát vi khuẩn và duy trì hơi thở thơm mát.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ: Điều trị nha khoa định kỳ và kiểm tra nha khoa định kỳ là rất quan trọng. Nha sĩ có thể kiểm tra sức khỏe răng miệng, làm sạch mảng bám, điều trị các vấn đề như sâu răng và viêm nướu, và đưa ra các lời khuyên chăm sóc răng miệng phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại cho răng: Tránh tiếp xúc quá mức với các chất có thể gây tổn thương răng như đường, thuốc lá và rượu. Những chất này có thể phá hủy men răng và dẫn đến các vấn đề về răng miệng.
  • Tránh cắn, nhai các vật cứng: Hạn chế hoặc tránh cắn, nhai các vật cứng vì điều này có thể gây tổn thương cho răng, nướu và cấu trúc xương.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ và hạn chế đường sẽ không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn có lợi cho sức khỏe răng miệng.
  • Giữ độ ẩm miệng: Khô miệng có thể khiến bạn khó ăn, nuốt hoặc nói chuyện. Nó cũng có thể dẫn đến sâu răng hoặc nhiễm trùng. Nếu bạn gặp tình trạng khô miệng, hãy uống đủ nước để duy trì độ ẩm trong miệng.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi 3
Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi

Chăm sóc sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể cho người lớn tuổi. Bằng cách áp dụng các phương pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và sử dụng sản phẩm phù hợp, có thể giữ cho hàm răng mạnh khỏe và tránh các vấn đề về răng miệng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm