Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Đau tá tràng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày 22/07/2024
Kích thước chữ

Đau tá tràng là một tình trạng ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này có thể gây khó chịu và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hãy cùng Long Châu khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đau tá tràng là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể gây ra cơn đau nghiêm trọng và làm gián đoạn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết đau ở tá tràng, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đau tá tràng là gì?

Tá tràng là phần đầu của ruột non, nằm ngay giữa dạ dày và hỗng tràng. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến vị trí ruột non. Ngoài ra, tá tràng còn thực hiện quá trình hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng trước khi được chuyển đến các cơ quan tiêu hóa khác.

Đau tá tràng xảy ra khi niêm mạc của tá tràng bị loét, gây ra cơn đau. Cơn đau này có thể là âm ỉ hoặc dữ dội, tùy thuộc vào mức độ viêm loét của người bệnh. Vị trí cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, nằm phía trên rốn và dưới xương ức. Ngoài ra, bệnh viêm tá tràng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, bởi do nguy cơ mắc bệnh này khá cao.

Đau tá tràng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1
Đau tá tràng là thường xuất hiện ở vùng thượng vị ở cơ thể

Nguyên nhân gây đau tá tràng ở người bệnh

Nguyên nhân chính gây đau tá tràng ở người bệnh thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Khi vi khuẩn này xâm nhập vào dạ dày, ruột non với số lượng lớn có thể gây ra triệu chứng viêm tá tràng.

Ngoài vi khuẩn H. pylori, bệnh viêm tá tràng có thể xảy ra với một số nguyên nhân phổ biến khác như lạm dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến, bệnh đau tá tràng có thể do một số nguyên nhân khác ít xảy ra như:

  • Bệnh Crohn: Đây là bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa, bao gồm tá tràng và thường gây viêm sâu cùng loét trong tá tràng nếu không được điều trị.
  • Trào ngược dịch mật: Khi dịch mật từ tá tràng chảy ngược vào dạ dày, có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng dẫn đến viêm.
  • Nhiễm trùng: Viêm tá tràng có thể do nhiễm trùng từ vi khuẩn, nấm, hoặc virus, chẳng hạn như virus Herpes simplex. Những nhiễm trùng này thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu.
  • Tổn thương ruột non: Một số những chấn thương hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật ở ruột non có thể gây tác động ảnh hưởng gây đau tá tràng
  • Sử dụng máy trợ thở: Trong một số trường hợp, việc sử dụng máy trợ thở có thể dẫn đến kích ứng hoặc tổn thương tá tràng.
  • Tiêu thụ chất độc: Nuốt phải các chất độc hại như pin cúc áo hoặc hóa chất độc hại có thể gây tổn thương nghiêm trọng cấu trúc mô của tá tràng.
  • Hút thuốc lá quá mức: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến viêm tá tràng, kích thích niêm mạc tiêu hóa và làm giảm khả năng phục hồi của mô.
  • Xạ trị và hóa trị ung thư: Những liệu pháp điều trị ung thư có thể gây tổn thương và viêm ở tá tràng do tác động của bức xạ và thuốc hóa trị.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau tá tràng

Đau tá tràng biểu hiện như thế nào? Tình trạng đau tá tràng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tá tràng, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Khó tiêu và bụng khó chịu: Viêm tá tràng làm suy giảm chức năng của cơ quan này, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên chậm chạp. Khi thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa hết, tình trạng này sẽ gây nên cảm giác khó chịu và đầy bụng.
  • Buồn nôn: Viêm tá tràng có thể làm cho thức ăn chưa tiêu hóa quay ngược vào dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và cảm giác buồn nôn.
  • Sốt: Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng sốt, điều này có thể cho thấy bạn đang có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Sụt cân: Viêm tá tràng làm cho người bệnh giảm cảm giác đói và ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Khi tình trạng chán ăn kéo dài, cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân nghiêm trọng.
Đau tá tràng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 2
Khó tiêu và đau bụng khó chịu là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tá tràng

Một số biến chứng đau tá tràng thường gặp

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ phải đối mặt với các triệu chứng mà còn cần đặc biệt chú ý đến các biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này thường xảy ra khi người bệnh có sức đề kháng yếu hoặc tiếp xúc với các yếu tố như hút thuốc lá, uống rượu bia và tiêu thụ thực phẩm cay nóng, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Các biến chứng của đau tá tràng thường gặp ở người bệnh như:

  • Hẹp môn vị dạ dày: Đây là tình trạng lối ra của dạ dày bị hẹp, dẫn đến sự tắc nghẽn trong việc lưu thông thức ăn và dịch dạ dày. Thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày lâu hơn và khó di chuyển xuống ruột, gây ra cảm giác đầy bụng và khó chịu.
  • Thủng dạ dày: Viêm loét nặng có thể gây thủng dạ dày, dẫn đến các cơn đau ở vùng thượng vị. Bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau bụng đột ngột và dữ dội, kèm theo tình trạng bụng gồng cứng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Biến chứng được nhận biết qua hiện tượng ói ra máu hoặc phân có màu đen hoặc lẫn máu tươi.
  • Ung thư dạ dày: Viêm tá tràng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày có thể gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau tá tràng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 3
Đau tá tràng nếu không điều trị có thể gây nên biến chứng thủng dạ dày ở người bệnh

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng đau tá tràng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh viêm tá tràng nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin