Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Ngày 01/07/2023
Kích thước chữ

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề. Sử dụng cây thuốc nam là phương pháp điều trị được nhiều người tin dùng vì không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và dễ tìm. Cùng tìm hiểu 10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến nhất ngay sau đây.

Khi mới phát hiện, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chuyển sang mạn tính thì việc chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gặp nhiều biến chứng. Do đó, sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân khi bệnh ở giai đoạn đầu. 10 cây thuốc nam dưới đây đã và đang được nhiều người sử dụng, đồng thời cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Những loại cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Chữa viêm loét dạ dày với cây chè dây

Cây chè dây hay bạch liễm là dạng cây dây leo, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chiết xuất từ chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa tồn tại trong dạ dày, giúp nhanh lành vết loét. Cây chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

Chè dây được mua bán phổ biến ở dạng phơi khô hoặc trà túi lọc. Cách dùng cây chè dây để chữa viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

  • Dùng 10 - 15g lá chè dây phơi khô sau đó sao vàng.
  • Cho vào ấm, hãm chè dây khô với 100ml nước sôi.
  • Chờ khoảng 15 phút cho nước rồi rót ra uống dần, áp dụng trong 2 - 3 tuần liên tục.
  • Nếu dùng dạng túi lọc thì pha uống 2 túi mỗi ngày. Người bị bệnh do vi khuẩn Hp có thể tăng lên khoảng 4 túi/ngày.
cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang-7.jpg
Cây chè dây rất hiệu quả trong chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng gừng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Gừng có khả năng kiềm hóa axit, kháng viêm, kích thích tiêu hóa tự nhiên, chữa lành vết loét. Các thành phần trong củ gừng như: Kẽm, kali và vitamin A, D, E giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng trà gừng:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, đun trong 300ml nước.
  • Chờ nước gừng sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã gừng và thêm 2 - 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều.
  • Chia nhỏ, uống làm 3 lần/ngày.

Kết hợp gừng với mía để chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Trộn đều 30ml nước mía với 1 muỗng nước cốt gừng tươi.
  • Uống hết 1 lần vào các buổi sáng, kiên trì trong khoảng 1 tháng.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là một trong những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến. Cỏ nhọ nồi chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như: tanin, carotene, flavonozit. Những hợp chất này giúp chống oxy hóa, kháng viêm, làm se vết loét, thúc đẩy tốc độ hồi phục.

Uống nước cây nhọ nồi:

  • Rửa sạch 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
  • Thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng 1 cốc nước đun sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước cốt, chia làm 2 lần trong ngày để uống.

Sắc nước nhọ nồi cùng một số vị thuốc khác:

  • Nguyên liệu: Cây nhọ nồi (50g), bạch cập (25g), 4 quả táo tàu khô, quốc lão (15g).
  • Sắc các nguyên liệu trên trong nửa lít nước. Sắc nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml.
  • Chắt nước, chia làm 2 phần, uống trong ngày.
  • Tốt nhất nên uống sau bữa trưa và tối khoảng 30 phút.

Chữa viêm loét dạ dày bằng ngọn và lá cây dạ cẩm

Dạ cẩm là cây thuốc có tính bình, vị ngọt hơi đắng. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cây dạ cẩm còn làm dịu cơn đau cũng như tiêu viêm, lợi tiểu. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm tình trạng ợ chua.

  • Lấy ngọn và lá dạ cẩm rửa sạch, phơi khô.
  • Mỗi ngày lấy 20g lá khô đun cùng 500ml nước sạch.
  • Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước, để nguội.
  • Nước thuốc chia đều, uống trước các bữa ăn khoảng 20 phút.
cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang-8.jpg
Cây dạ cẩm được dùng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Chữa viêm loét dạ dày bằng lá cây khôi tía

Nguyên liệu: 60g lá khôi tía, 12g lá khổ sâm, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 20g tương tư đằng (cam thảo dây).

  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, thêm 1,5 lít nước và đun sôi kỹ trong 20 phút.
  • Uống ngày 3 lần khi đói, tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng nếu lạm dụng lá khôi tía quá liều có thể gặp một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, da xanh,… Người bệnh cần tiết chế, không nên vì muốn khỏi bệnh nhanh mà sử dụng quá mức cần thiết.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng nha đam

Một trong những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được ưa chuộng là nha đam vì loại cây này rất dễ trồng. Có 2 cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nha đam như sau:

Sử dụng nha đam xay nguyên chất:

  • Lấy 1 lá nha đam tươi gọt vỏ, lấy phần ruột đem xay nhuyễn.
  • Uống một cốc nước nha đam xay trước bữa chính khoảng 30 phút.

Kết hợp nha đam và mật ong chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

  • 5 lá nha đam to đem gọt vỏ, lấy ruột xay nguyễn cùng 1/2 lít mật ong.
  • Đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
  • Uống 10ml x 3 lần mỗi ngày, nên sử dụng trước các bữa chính khoảng 30 phút.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng lá trầu không

Lá trầu không là một trong những vị thuốc dân gian từ lâu đã được rất nhiều người bệnh dạ dày áp dụng, giúp giảm đau, tiêu viêm. Trong Đông y, lá trầu không có tính cay nóng, khả năng sát khuẩn tốt, đồng thời giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày. Do tính cay nóng sẽ khiến các cơ vòng hoạt động mạnh hơn, từ đó tăng hiệu suất co bóp và tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không rồi vò nhẹ đến khi lá hơi nát.
  • Cho vào ấm hãm với nước sôi như pha trà.
  • Uống nước lá trầu không 2 - 3 lần/ngày trong 1 tháng liên tục.
cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang-6.jpg
Lá trầu có nhiều công dụng với sức khỏe

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng với nghệ vàng

Nghệ tươi có tác dụng chống loét và chữa lành vết thương rất hiệu quả. Khi kết hợp với mật ong có thể làm tăng hiệu quả chống viêm và hạn chế việc làm tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Sử dụng tinh bột nghệ:

  • Cách sử dụng: Pha 1 thìa tinh bột nghệ với 100ml nước ấm 40 độ.
  • Có thể thêm vào một ít mật ong khi uống để tăng hiệu quả điều trị.

Kết hợp nghệ tươi với mật ong:

  • Giã nát 1 củ nghệ tươi, hòa với nước, trộn đều rồi vắt lấy nước cốt.
  • Thêm 2 thìa mật ong vào nước cốt nghệ để uống ngày 2 lần.

Lưu ý: Không dùng nghệ để điều trị viêm loét dạ dày ở phụ nữ mang thai, người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc sắp phẫu thuật.

Cách trị bệnh viêm loét dạ dày với cây lược vàng

Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mang lại hiệu quả rất tốt.

Dùng lá lược vàng pha với nước sôi:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lược vàng trong nước muối, thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh.
  • Đổ ngập nước sôi vào bình, vặn nắp chặt, ủ trong 12 giờ.
  • Chia nhỏ, uống nước lá lược vàng nhiều lần trong ngày.

Nhai lá tươi:

  • Rửa sạch 4 - 5 lá lược vàng tươi với nước muối loãng.
  • Nhai chung lá lược vàng cùng vài hạt muối ăn.
  • Nuốt nước từ từ, tốt nhất là nuốt cả bã.
cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang-9.jpg
Lá lược vàng có thể chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày bằng nước lá mơ lông

Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị hơi đắng, chát, tính mát, mùi hơi khó ngửi nhưng lại thường được dùng để sát khuẩn và giải độc. Vì vậy, những trường hợp bị khó tiêu, đầy hơi có thể sử dụng lá mơ lông để cải thiện những triệu chứng này. 

  • Chuẩn bị 20 - 30g lá mơ lông, rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt lá mơ uống trước các bữa ăn.
  • Uống ngày 1 lần nếu bệnh nhẹ, ngày 2 lần nếu bệnh nặng.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây thuốc nam có hiệu quả không?

Những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng đều là thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và lành tính nếu được dùng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây y.

Cây thuốc nam có nguồn gốc từ tự nhiên nên có tác dụng chậm, đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài. Thời gian điều trị dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm loét của dạ dày.

Việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thường phù hợp để áp dụng trong giai đoạn bị bệnh nhẹ, chưa quá nghiêm trọng. Trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng tuy lành tính những vẫn còn một số hạn chế và không dùng cho một số đối tượng nhất định. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cân nhắc việc sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược như Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất để thuận tiện hơn. Ưu điểm của sản phẩm này là được đóng gói nhỏ gọn dưới dạng viên nén bao phim nên rất thuận tiện cho quá trình sử dụng, người bệnh không cần mất thời gian đun sắc.

Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất được nhiều người tin dùng để điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị, cảm giác khó chịu dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả trong điều trị rối loạn tiêu hóa, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon, sôi bụng, chướng bụng.

cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang-5.jpg
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất chiết xuất từ thảo dược

Bên cạnh việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cũng cần tuân thủ lối sống khoa học và ăn uống lành mạnh. Đồng thời, người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng phải hút thuốc lá hoặc uống bia rượu, nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Ngoài ra, người bị bệnh về dạ dày cũng không nên để bản thân bị căng thẳng, lo âu quá mức.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin