Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?

Ngày 30/06/2022
Kích thước chữ

Chảy máu chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp, mọi người thường chủ quan khi thấy chúng xuất hiện. Tuy nhiên chảy máu chân răng thường xuyên có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh lý răng miệng như viêm lợi, áp xe… Vậy nếu như bạn gặp phải tình trạng này thì nên xử lý như thế nào?

Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng chảy máu chân răng kéo dài nhiều ngày hoặc hơn. Đây là bệnh lý răng miệng thường gặp và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi xuất hiện dấu hiệu này người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?

Cháu máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi (nướu). Tình trạng này đa số không kéo dài lâu, và thường tự khỏi. Khi chảy máu bệnh nhân không thấy đau. Chảy máu chân răng có thể xuất hiện khi chải răng hoặc ăn đồ cứng.

Ngoài chảy máu người bệnh có thể xuất hiện thêm hiện tượng hôi miệng. Nếu tình trạng này kèm theo phần lợi sưng đỏ thì đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh răng miệng nguy hiểm cần phải đến bệnh viện kiểm tra.

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không? Chảy máu chân răng thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân nào dẫn đến chảy máu chân răng?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng chứ không chỉ riêng vấn đề răng miệng. Cụ thể:

Do viêm lợi

Nguyên nhân gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém. Khi thức ăn không được làm sạch hoàn toàn sẽ mắc lại ở kẽ răng tạo thành cao răng.

Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát sinh và gây viêm. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong lợi sẽ gây chảy máu chân răng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm.

Do người bệnh hay sử dụng tăm

Nhiều người có thói quen sử dụng tăm để làm sạch kẽ răng sau khi ăn. Tuy nhiên kích thước tăm thường to hơn khoảng cách hai răng nên tăm sẽ dễ làm xước lợi gây chảy máu kéo dài. 

Chưa kể dùng tăm càng lâu, khoảng cách kẽ răng càng lớn, thức ăn càng dễ mắc kẹt trong đó gây viêm. Tốt nhất để làm sạch kẽ răng đúng cách là dùng tăm nước hoặc chỉ nha.

Do áp xe chân răng

Người bệnh bị viêm hốc răng mà không được điều trị, răng bị vỡ, thủng sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công và tạo ra ổ áp xe. Dấu hiệu của áp xe cũng là chảy máu chân răng, nhưng đi kèm với đó là sưng vùng mặt, sốt cao do viêm. 

Thiếu hụt vitamin 

Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C và vitamin K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Cùng với đó, người bệnh có thể bị đau nhức xương, mệt mỏi, hay buồn ngủ. 

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không? 2 Thiếu vitamin C cũng có thể gây chảy máu chân răng

Sử dụng thuốc làm loãng máu

Một số bệnh nhân sử dụng thuốc giảm khả năng đông máu cũng có thể bị chảy máu chân răng. Khi nhưng dùng thuốc hiện tượng này sẽ tự hết.

Do bị sốt xuất huyết

Người bệnh bị sốt xuất huyết có thể bị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hay chảy máu cam. 

Do thay đổi nổi tiết tố

Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh. Một số người khi dùng thuốc tránh thai cũng có thể gặp hiện tượng chảy máu chân răng. 

Do một số bệnh lý khác ở miệng

Bên cạnh những lý do thường gặp, những nguyên nhân ít gặp hơn có thể kể đến như: Ung thư miệng, nghiện thuốc lá nặng, stress kéo dài… cũng gây chảy máu chân răng. 

Nên làm gì khi bị chảy máu chân răng kéo dài?

Nếu như dấu hiệu chảy máu chân răng kéo dài nhiều ngày hoặc hơn thì bạn cần đi khám ngay để làm rõ nguyên nhân. Trường hợp bệnh do các nguyên nhân đơn thuần về răng miệng thì sẽ không quá khó để điều trị.

Cùng với đó, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày với bàn chải.
  • Vệ sinh sạch bề mặt lưỡi. Nhiều người thường bỏ qua điều này nhưng lưỡi cũng là lãnh thổ yêu thích của vi khuẩn đó. 
  • Không nên dùng bàn chải có lông quá cứng và định kỳ thay mới 03 tháng/lần. 
  • Làm sạch răng đúng cách với chỉ nha khoa hay tăm nước, không nên dùng tăm.
  • Tránh xa thuốc lá để giữ cho răng khỏe mạnh. 
  • Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
  • Hãy nhớ lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần. Chi phí cho lấy cao răng không hề đắt nên nhớ thực hiện đều đặn nhé!
  • Sử dụng một số loại kem đánh răng chuyên dùng cho người chảy máu chân răng như: Lacalut, Sensodyne, kem đánh răng dược liệu Ngọc châu, Thái Dương…

Khi bị chảy máu chân răng nên và không nên ăn gì để nhanh khỏi?

Những thực phẩm nên ăn

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố giúp việc điều trị chảy máu chân răng nhanh được cải thiện. Người bệnh nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng miễn dịch. 

Có một mẹo khá hay đó là dùng nước trà mật ong để giúp giảm nhanh tình trạng viêm chân răng. Bạn hãm chè rồi thêm khoảng 1 thìa mật ong, sau đó ngậm trong miệng cỡ 2 phút mới nuốt nhé! Tất nhiên nhớ đánh răng như bình thường vì mật ong cũng có chứa đường không tốt cho răng miệng. 

Những thực phẩm nên tránh

Khi chân răng đang bị tổn thương bạn nên tránh những thực phẩm có độ cứng cao. Hạn chế những đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ. Món ăn nên được nấu mềm để tránh phải dùng lực răng nhiều khi ăn. 

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không? 4 Không nên ăn đồ cay khi bị chảy máu chân răng

Những sai lầm cần tránh khi vệ sinh răng 

Dĩ nhiên khi bị chảy máu chân răng, bạn sẽ lo lắng và chú trọng nhiều hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng để làm tốt nhất điều này thì có một số sai lầm sau đây mà bạn cần tránh:

  • Vệ sinh răng ngay sau khi ăn: Khi vừa ăn xong nếu đánh răng ngay có thể khiến men răng bị tổn thương. Hãy chờ khoảng 30 phút cho khoang miệng cân bằng lại độ pH đã nhé!
  • Quên đánh răng: Không cần biết vô tình hay hữu ý, quên không đánh răng là tác hại lắm đó. Bởi trong khi bạn chìm vào giấc ngủ thì đội quân vị khuẩn lại hoạt động hết sức mạnh mẽ. Vì thế, nếu bạn thường xuyên không đánh răng thì nguy cơ mắc bệnh răng miệng sẽ rất cao.
  • Đánh răng quá nhiều lần: Cái gì nhiều quá cũng không tốt, đánh răng cũng thế. Theo các nha sĩ, chúng ta chỉ nên đánh răng tối đa 02 lần mỗi ngày, nếu thật sự cần thì có thể thêm 1 lần sau bữa trưa. 
  • Chải răng quá mạnh: Nhiều người lầm tưởng chải răng mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Nhưng thực tế hành động này chỉ làm men răng nhanh mòn. 
  • Chải răng không đúng cách: Cách chải răng đúng là chải răng theo hình vòng tròn, từ trên xuống dưới chứ không phải là chải răng theo chiều ngang. Bàn chải nằm nghiêng 45 độ so với bề mặt lợi.

Chảy máu chân răng thường xuyên kéo dài có thể không ảnh hưởng ngay đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy hãy luôn chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để phòng bệnh nhé! 

Xem thêm: Chảy máu răng khi đánh răng có nguy hiểm không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin