Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chảy máu mắt là gì? Chẩn đoán và điều trị chảy máu mắt

Ngày 09/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chảy máu mắt không phải là một trong những tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên tình trạng này luôn khiến người bệnh lo lắng liệu nó có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến thị lực hay không? Và có cách nào để phòng ngừa cũng như điều trị chảy máu mắt không?

Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về một số dạng chảy máu mắt cũng như những biến chứng và cách điều trị như thế nào là hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé. 

Chảy máu mắt là gì?

Chảy máu mắt là tình trạng máu chảy bên trong buồng trước mắt, không phải chảy từ mí mắt hay xung quanh mắt. Không giống như chảy máu ở các vết thương ngoài da, máu bên trong của mắt khi chảy khỏi lòng mạch sẽ không tạo thành dòng hay nhỏ giọt mà chúng sẽ len vào khoảng không giữa kết mạc và tạo thành một vệt như vết dầu loang. Vì thế, khi quan sát, bạn có thể sẽ nhìn thấy những đốm màu đỏ trong mắt hoặc toàn bộ lòng trắng của mắt bị chuyển sang màu đỏ ngầu. 

Hiện tượng này thường không có dấu hiệu để cảnh báo trước, không gây đau đớn hay mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Một số trường hợp chỉ gây hơi nhói hoặc đỏ, vướng cộm ở mắt bị chảy máu còn lại đa số người bệnh phát hiện ra do vô tình thấy mắt ở trong gương hoặc cho người khác mách. 

Chảy máu mắt là gì? Chẩn đoán và điều trị chảy máu mắt 1

Chảy máu mắt là tình trạng máu chảy bên trong buồng trước mắt

Phân loại chảy máu mắt

Hiện tượng chảy máu mắt được chia làm 3 dạng chính, bao gồm:

  • Xuất huyết kết mạc: Kết mạc là lớp màng trong suốt ở trên cùng, che phủ toàn bộ phần lòng trắng của mắt. Trên kết mạc có các sợi thần kinh và các mạch máu mà mắt thường không quan sát được. Xuất huyết kết mạc là hiện tượng một mạch máu bị vỡ ra, làm cho mắt bị tụ máu ở phần lòng trắng. Loại máu này khá phổ biến, không gây đau và không ảnh hưởng đến thị lực. 
  • Xuất huyết tiền phòng: Đây là tình trạng máu bị tích tụ ở giữa phần giác mạc và mống mắt. Nếu xuất huyết kết mạc không gây đau thì xuất huyết tiền phòng sẽ gây đau nhẹ. Hiện tượng chảy máu mắt này tuy không phổ biến nhưng khá nghiêm trọng, nhất là ở những người có chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm. Hiện tượng này sẽ làm mất đi một phần hoặc toàn bộ thị lực nếu không được sớm điều trị.
  • Các loại xuất huyết sâu hơn: Hiện tượng này thường không nhìn thấy mắt chảy máu trên bề mặt, nhưng đôi khi sẽ gây đỏ mắt. Các loại chảy máu sâu ở bên trong mắt như: Xuất huyết dưới võng mạc, xuất huyết thuỷ tinh thể và xuất huyết dưới hoàng điểm. 

Biến chứng của chảy máu mắt

Chảy máu mắt có thể do nhiều nguyên nhân như do chấn thương hay các bệnh lý khác, nó phụ thuộc vào vị trí chảy máu mà hiện tượng này vô hại hay có những biến chứng nghiêm trọng khác, gây tổn thương đến thị lực nếu không được sớm điều trị.

Sau khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhân phải tuân thủ theo các chỉ định cũng như kế hoạch điều trị của bác sĩ để giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm khác như: 

Các biến chứng này có thể thay đổi từ không ảnh hưởng gì cho đến mất dần thị lực vĩnh viễn. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu mắt cũng như các điều trị, do đó, bạn cần phát hiện sớm tình trạng này để điều trị kịp thời. 

Chảy máu mắt là gì? Chẩn đoán và điều trị chảy máu mắt 2

Chảy máu mắt có thể làm suy giảm thị lực

Chẩn đoán và điều trị chảy máu mắt

Chẩn đoán chảy máu mắt

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ nhìn vào mắt bệnh nhân để kiểm tra các dấu hiệu và tìm vị trí chảy máu mắt để xác định được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị. Một số phương pháp có thể bạn được chỉ định như: 

  • Dùng thuốc nhỏ mắt nhằm giãn đồng tử.
  • Tiến hành siêu âm để kiểm tra bên trong và phía sau của mắt.
  • Thực hiện phương pháp chụp CT để tìm vết thương.
  • Xét nghiệm máu để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn nào liên quan.
  • Kiểm tra huyết áp.

Làm thế nào để điều trị chảy máu mắt?

Đối với những người bị xuất huyết kết mạc thường không nghiêm trọng nếu thị lực vẫn bình thường, không gây đau đớn và chỉ chảy máu một phần ít ở lòng trắng, nó sẽ tự biến mất sau 2-3 tuần mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp nào. Tuy nhiên, việc dùng tới phương pháp điều trị là cần thiết nếu nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do bệnh lý tiềm ẩn. 

Còn đối với các hiện tượng chảy máu mắt còn lại, bạn có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm thiểu các triệu chứng sưng viêm. Các loại thuốc nhỏ mắt bác sĩ kê đơn sẽ phù thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu mắt, có thể là thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc làm tê hoặc nước mắt nhân tạo. 
  • Phẫu thuật laser để hồi phục các mạch máu.
  • Phẫu thuật tuyến lệ.
  • Phẫu thuật mắt để đưa máu ra ngoài.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như: 

  • Đeo kính chống giọt bắn hoặc một tấm chắn, miếng che mắt,... để bảo vệ mặt trong thời gian điều trị.
  • Không được đeo kính áp tròng trong thời gian điều trị. 
  • Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên tại nhà.
  • Dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi, sử dụng gối cao đầu để giúp thoát nước mắt.
  • Không hoạt động mắt quá nhiều.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt phải theo chỉ định của bác sĩ.

Chảy máu mắt là gì? Chẩn đoán và điều trị chảy máu mắt 3

Không đeo kính áp tròng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

Như vậy bạn có thể thấy, chảy máu mắt không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm điều trị. Chính vì thế, hãy đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu khiến bạn nghĩ mình bị chảy máu mắt, đồng thời đừng quên thăm khám thị lực thường xuyên để bảo vệ đôi mắt của mình nhé. 

Hoàng Quyên

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm