Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất huyết tiền phòng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của xuất huyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về tình trạng này nhé!
Tiền phòng là khoảng không gian được tính từ mặt sau giác mạc đến mặt trước của mống mắt. Tiền phòng có chứa một dung dịch trong suốt gọi là thủy dịch có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho các thành phần bên trong của mắt. Vậy tình trạng xuất huyết tiền phòng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé!
Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng xảy ra sau chấn thương, khi máu bị tích tụ ở khoang trước của mắt do mạch máu bị vỡ. Mặc dù cũng là tình trạng chảy máu mắt nhưng xuất huyết tiền phòng lại không vô hại như chảy máu kết mạc. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào lượng máu tích tụ trong mắt:
Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng máu bị tích tụ ở khoang trước của mắt
Mức độ xuất huyết tiền phòng càng cao thì nguy cơ gây tổn thương mắt và mất thị lực càng lớn. Máu có màu đỏ sẫm hoặc đen là nguy hiểm nhất bởi có liên quan đến việc giảm lưu thông thủy dịch và giảm oxy trong khoang trước của mắt.
Có đến 70% tình trạng xuất huyết tiền phòng xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nam trong độ tuổi từ 10 - 20. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chấn thương va đập nhãn cầu khiến cho một số mạch máu trong mắt bị vỡ. Đây cũng chính là lý do khiến mắt bị bầm tím hoặc đen khi gặp phải chấn thương.
Hoạt động dễ có nguy cơ chấn thương cao nhất là chơi thể thao, té ngã, đánh nhau hoặc do bắn súng hơi. Mặc dù hiếm xảy ra nhưng một số trường hợp như phẫu thuật mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiền phòng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiền phòng
Ngoài ra, một số trường hợp bị chảy máu tiền phòng là do cách tự phát, thường gặp ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu (warfarin hoặc aspirin) và bệnh nhân bị rối loạn đông máu (bệnh ưa chảy máu). Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường hoặc sự phát triển của các khối u mắt cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây chảy máu tiền phòng.
Hầu hết những bệnh lý liên quan đến mắt đều sẽ nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết tiền phòng còn tùy thuộc vào lượng máu chảy ở mắt. Thường nếu máu tích tụ trong khoang trước mắt ít thì cơ thể sẽ tự tái hấp thu và không gây tổn thương lâu dài cho mắt.
Ngược lại, nếu lượng máu đông nhiều sẽ gây tắc nghẽn các ống lưu hoặc gây tổn thương cấu trúc ở ngoại vi của tiền phòng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến dòng máu chảy của thủy dịch ra khỏi mắt dẫn đến tăng nhãn áp suốt đời. Thậm chí nặng hơn có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác và không thể phục hồi dẫn đến mất thị lực.
Xuất huyết tiền phòng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Một số trường hợp người bệnh có thể bị xuất huyết bên trong mắt lần thứ hai sau lần chấn thương đầu tiên. Lần chảy máu mới này có thể nghiêm trọng nguy hiểm hơn so với lần đầu tiên. Đối với những bệnh nhân bị chứng thiếu máu cầu hình liềm hoặc những người có đặc điểm duy truyền của bệnh này cũng sẽ có nguy cơ tổn thương mắt cao do chảy máu tiền phòng cao hơn.
Cách điều trị tình trạng xuất huyết tiền phòng là kích thích sự tiêu máu, giảm thiểu tình trạng tăng nhãn áp và ngăn ngừa chảy máu thêm. Hầu hết các bệnh nhân đều sẽ được điều trị và theo dõi nội trú. Những trường hợp nặng hơn sẽ được chỉ định nhập viện như xuất huyết nặng, tăng nhãn áp mà không điều chỉnh được bằng thuốc, nguy cơ máu chảy tái phát cap hoặc đối với những đối tượng mắc bệnh là trẻ em và người lớn tuổi. Tùy vào mức độ xuất huyết và các yếu tố liên quan mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp:
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng xuất huyết tiền phòng và những điều bạn cần biết. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng này nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.