Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu bất thường?

Ngày 27/01/2023
Kích thước chữ

Trong khoảng 2 năm đầu đời, trẻ nhỏ thường chảy nước miếng nhiều. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của trẻ nhỏ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh dưới bài viết sau đây nhé.

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian đầu đời được xem là một phần trong quá trình phát triển thể chất của chúng. Tuy nhiên đây cũng có thể là một biểu hiện bất thường trong cơ thể trẻ. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cụ thể về tình trạng này nhé.

Vai trò của tuyến nước bọt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu bất thường? 1 Tuyến nước bọt có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

Việc tiết nước bọt có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dưới đây là những vai trò chủ yếu của tuyến nước bọt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Giúp miệng của trẻ luôn ấm.
  • Làm mềm thức ăn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn bởi nước bọt có thể trung hòa axit trong dạ dày, giúp phát triển đầy đủ niêm mạc ruột của trẻ.
  • Nước bọt có thể kết dính thức ăn với nhau, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng nuốt hơn.
  • Bảo vệ răng của trẻ bởi protein trong nước bọt giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp răng rắn chắc hơn.

Ngoài ra, việc chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh còn là dấu hiệu của một vài sự phát triển trong cơ thể của trẻ như: Mọc răng, sự phát triển ở trẻ mới biết đi, khứu giác của trẻ đang phát triển khi ngửi thấy mùi sữa hay mùi thức ăn.

Nguyên nhân dẫn đến chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu bất thường? 2 Mọc răng là nguyên nhân phổ biến làm chảy nước miếng nhiều ở trẻ sơ sinh

Mỗi ngày tuyến nước bọt có thể sản xuất từ hai đến bốn lít nước bọt nhưng người trưởng thành khó nhận thấy được lượng nước bọt tiết ra nhiều do cơ chế nuốt để giảm tích tụ. Ngược lại với trẻ nhỏ, các cơ quan trong khoang miệng chưa phát triển đầy đủ, trẻ không thể kiểm soát được tuyến nước bọt bằng chức năng nuốt dẫn đến chảy nước miếng. 

Ngoài ra, việc chảy nước miếng ở trẻ nhỏ còn có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:

Mọc răng, há miệng thường xuyên và do chế độ ăn

Những chiếc răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu có thể làm trẻ khó chịu, tiết nước bọt nhiều hơn bình thường dẫn đến chảy nước miếng. Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên há miệng ở trẻ nhỏ có thể không nuốt nước bọt đều đặn dẫn đến bị chảy nước miếng.

Ngoài ra, việc nếm một số đồ ăn chứa nhiều axit như chanh, nho, cam,… có thể kích thích tuyến nước bọt của trẻ sản sinh nhiều hơn và khiến bé bị chảy nước miếng.

Tổn thương hầu họng

Bé bị nhiễm trùng cấp tính về miệng hoặc cổ họng, viêm họng có thể gây tiết nước bọt nhiều hơn. Các tổn thương do bị nhiễm trùng khiến chảy nước dãi vì đau và không nuốt được. 

Tổn thương thực quản và trào ngược dạ dày

Khi trẻ bị thắt hoặc có dị vật ở thực quản có thể gây tắc nghẽn thực quản và chảy nước dãi. Đồng thời, các cơ quan bộ phận tiêu hóa chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khiến van thực quản đóng mở bất thường dẫn đến bị trào ngược dạ dày, nôn trớ và bị tăng tiết dẫn đến chảy nước dãi theo từng đợt.

Bệnh về răng miệng 

Đối với trẻ nhỏ, việc chăm sóc răng còn kém có thể bị sâu răng làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn ra sao?

Tình trạng chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh phát triển theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ như sau:

Từ 1 – 4 tháng tuổi

Trong khoảng 4 tháng đầu sau sinh, trẻ có thể không chảy nước miếng do thường được đặt trong tư thế ngửa. Sau khoảng thời gian này, trẻ đã biết trở mình nên tình trạng chảy nước miếng sẽ bắt đầu xuất hiện. Do vậy trẻ sơ sinh được khoảng 4 tháng chảy nhiều nước miếng là điều bình thường.

6 tháng tuổi

Trong thời gian này, tình trạng chảy nước miếng của trẻ có thể được kiểm soát hơn so với trước đó nhưng vẫn sẽ tiếp diễn. Khi trẻ bắt đầu mọc răngvà tập nói, tình trạng chảy nước miếng có thể diễn ra nhiều hơn.

15 tháng

Trong giai đoạn từ 15 tháng tuổi trở đi hầu hết trẻ nhỏ đã biết đi và chạy nên có thể không chảy nước miếng nhiều. Tuy nhiên khi bé tập trung vào một hành động nào đó vẫn có thể chảy nước miếng bình thường.

24 tháng

Đến độ tuổi từ 24 tháng trở lên, tình trạng chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh gần như giảm hẳn hoặc không còn xảy ra nữa.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chảy nước miếng nên gặp bác sĩ khi nào?

Chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu bất thường? 3 Hãy đến bác sĩ thăm khám khi tình trạng chảy nước miếng kéo dài

Chảy nước miếng là tình trạng bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng khi trẻ đã quá tuổi mà vẫn chảy nước miếng khi ngủ và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bởi có thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó dẫn đến sự phối hợp kém giữa miệng và lưỡi. Để biết được tình trạng của bé, bác sĩ cần kiểm tra những vấn đề trước khi đưa ra kết luận như: Chuyển động xung quanh lưỡi và môi, tình trạng nuốt, phản xạ tự nhiên, kiểm tra tư thế và hàm của bé,... Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp giúp hỗ trợ trẻ kiểm soát vấn đề chảy nước miếng như sau:

  • Hỗ trợ trẻ tập tư thế khép môi, không há miệng thường xuyên.
  • Giảm việc cho bé dùng đồ ăn có tính axit.
  • Hướng dẫn trẻ có nhận thức về miệng và giác quan một cách toàn diện.
  • Liệu pháp tăng cường vận động miệng để tăng sức mạnh cho hàm, má và môi giúp trẻ nuốt nước bọt đúng cách.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề chảy nước miếng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã mang đến cho các bạn nhiều điều hữu ích.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin