Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mà người nhà cần biết

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ

Mỗi người bệnh luôn có một chế độ ăn riêng biệt nhằm phục hồi sức khỏe theo hướng tích cực nhất. Đặc biệt là các bệnh nhân gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá được thiết lập như thế nào?

Xuất huyết đường tiêu hoá là bệnh nguy hiểm cấp tính. Do đó muốn bệnh nhân cải thiện tình trạng thì cần có chế độ ăn uống hợp lý. Bài tham khảo dưới đây sẽ giúp người đọc biết cách thiết lập chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa của người bệnh. Đây là một trường hợp cấp cứu nội khoa hoặc phẫu thuật thường gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Trong toàn bộ chiều dài của ống tiêu hóa, xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, hậu môn. Nếu xuất huyết tiêu hóa ở đoạn dạ dày hoặc thực quản thì người bệnh sẽ có dấu hiệu nôn ra máu. Còn nếu xuất huyết tiêu hóa ở đoạn ruột thì người bệnh sẽ có thêm đi ngoài phân đen.

Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng bệnh rất nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa là một vấn đề cần lưu ý, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bệnh nhân hồi phục nhanh hay chậm.

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mà người nhà cần biết 1
Xuất huyết tiêu hóa là một trường hợp cấp cứu nguy hiểm

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần được thiết kế sao cho dễ tiêu hóa và không gây kích thích đường tiêu hóa. Vì vậy, cần nên tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu hoặc có tính kích thích đường tiêu hóa như rau cải, cà rốt, củ cải, cà chua, ớt, tỏi, hành tây, nấm, đậu và các loại gia vị. Và nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá như cháo, súp, bánh mì mềm, trứng và các loại thịt như cá, gà hoặc bò. Đồng thời, uống nhiều nước để giúp giảm tình trạng táo bón và giữ cho cơ thể luôn được cân bằng.

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nên ăn gì?

Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa hợp lý sẽ giúp giảm bớt lượng axit dịch vị trong dạ dày giúp cho các vết thương ở vùng niêm mạc dạ dày dễ dàng phục hồi nhanh hơn tránh những biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

  • Trứng và sữa: Đây là những loại thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày rất tốt. Người bệnh có thể uống sữa nguội hoặc sữa ấm đều được, ăn trứng luộc. Hạn chế trứng rán và các thức ăn đầy giàu mỡ.
  • Tinh bột: Thức ăn giàu tinh bột như bánh mì mềm, cơm, xôi, khoai lang, khoai tây có tác dụng tạo một lớp màng bọc niêm mạc dạ dày rất tốt cho người mắc bệnh đường tiêu hóa nói chung và người bệnh xuất huyết tiêu hóa nói riêng.
  • Nên ăn các loại rau củ quả non, lúa mì nguyên cám, rau xanh mềm và ít xơ để dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. Giúp nhu động tiêu hóa được điều hòa nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
  • Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ được tiêu thụ các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm nhừ, sữa nguội, sữa chua… Đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hoá và không gây kích thích đường tiêu hóa.
Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mà người nhà cần biết 2
Bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không nên ăn gì?

Trong chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, ngoài những loại thực phẩm cần thiết thì còn có những loại thực phẩm mà người bệnh nên tránh tạo điều kiện qua quá trình hồi phục được thuận lợi hơn hơn. Người bệnh xuất huyết tiêu hóa cần kiêng kị và hạn chế ăn những loại thực phẩm dưới đây để không gây nguy hại cho hệ tiêu hóa:

  • Tránh ăn rau sống, các loại thực phẩm chưa được chế biến. Những thực phẩm này thường tồn đọng một lượng vi khuẩn lớn có thể khiến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng hơn. Biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới nhiễm độc, nhiễm khuẩn huyết.
  • Không ăn các thực phẩm dai và nhiều chất xơ như gân, sụn, rau củ quả già… có thể làm tăng kích thích nhu động tiêu hóa.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo như lạp xưởng, xúc xích, gà rán... Đây là những loại thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm muối chua, ủ lâu ngày như cải chua, củ kiệu, dưa muối… vì chứa nhiều loại vi khuẩn. Trong trường hợp thực phẩm chưa đạt nồng độ muối tối ưu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
  • Kiêng những gia vị kích thích mạnh như giấm ớt, tiêu, tỏi.
  • Bệnh nhân xuất huyết dạ dày cũng cần tránh các đồ uống có chất kích thích. Có thể làm vùng xuất huyết nặng thêm như: Bia, rượu, nước ngọt có gas, cà phê, siro...
Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mà người nhà cần biết 3
Trong chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần hạn chế các thực phẩm muối chua

Một số lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Người bệnh xuất huyết tiêu hóa cần chú ý một số điều dưới đây để quá trị điều trị và hồi phục được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

  • Cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong từng bữa ăn để nâng cao miễn dịch và thể trạng, tăng cường tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tránh kiêng kị quá nhiều mà nhịn đói sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể.
  • Thực phẩm luôn phải được chế biến ở dạng lỏng, mềm, ít gia vị và dầu mỡ.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, giữa các bữa ăn chính có thể thêm vào một số món ăn nhẹ tốt cho đường ruột như sữa chua, bánh mì nâu, bánh quy giòn… Không được để quá đói hoặc ăn quá no.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, nghiền nát thức ăn thật nhuyễn trước khi đưa xuống thực quản và dạ dày. Điều này sẽ giảm nhu động dạ dày cho dạ dày, giảm áp lực co bóp, thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.
  • Lưu ý ăn uống đúng giờ, hạn chế ăn khuya và ăn trước khi ngủ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Đồng thời tuyệt đối không vận động mạnh ngay khi vừa ăn xong ít nhất là 30 phút tránh làm rối loạn quá trình tiêu hóa.
  • Không cho người bệnh ăn đồ lạnh dưới 5 độ C hoặc thức ăn mới nấu xong có độ nóng trên 60 độ C. Chúng có thể khiến các cơ co bóp trong ruột bị kích thích mạnh hơn, co bóp mạnh hơn, gây đau và tổn thương nhiều hơn.
  • Ăn uống kết hợp với thuốc bác sĩ kê toa, tránh những thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc như các loại thực phẩm giàu chất béo, giàu vitamin K như súp lơ, cà chua… Nếu xảy ra sự cố sốc thuốc cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất.
Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mà người nhà cần biết 4
Bệnh nhân cần lưu ý ăn uống kết hợp với thuốc bác sĩ kê toa

Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời hơn dưới sự tư vấn của các bác sĩ. Bệnh nhân không được tự thực hiện bất kỳ chế độ ăn nào trước khi tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nhà thuốc Long Châu hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý đọc giả trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và người bệnh. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin