Đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), việc thay đổi thói quen ăn uống là điều cần thiết. Mặc dù không hoàn toàn có tác dụng chữa bệnh nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD trong bài viết dưới đây nhé!
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
Trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần phải cắt giảm bớt lượng carbohydrate (carb) sẽ làm cho cơ thể ít sản xuất ra carbonic hơn. Điều này sẽ giúp cho sức khỏe được quản lý tốt hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2015, những người khỏe mạnh thực hiện theo chế độ ăn keto (nhiều chất béo, ít carbohydrate, vừa phải protein) sẽ giúp làm giảm lượng carbonic thải ra và áp lực CO2 trong khí thở thấp hơn so với những người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải (tập trung vào thực phẩm lành mạnh như rau, củ, quả, cá và các loại gạo nguyên cám).
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác năm 2003 cũng đã cho thấy rằng, người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi ăn theo chế độ ăn nhiều chất béo, ít carb sẽ giúp bệnh được cải thiện hơn rất nhiều.
Bên cạnh việc giảm lượng carb, một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm khác cũng rất tốt như:
1. Thực phẩm giàu protein
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD còn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein, chất lượng cao chẳng hạn như các loại thịt động vật ăn cỏ, thịt gia cầm, trứng và cá có chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá mòi…
2. Thực phẩm có chứa carbohydrate hỗn hợp
Bạn nên chọn các loại thực phẩm có chứa lượng carb hỗn hợp trong chế độ ăn như thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Chẳng hạn như đậu hà lan, cám, khoai tây còn nguyên vỏ, đậu lăng, diêm mạch, yến mạch, lúa mạch….
3. Các sản phẩm tươi
Các loại trái cây và rau quả tươi có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Các loại rau không chứa tinh bột như đậu Hà Lan, khoai tây và ngô đều có chứa hàm lượng carb thấp. Chính vì vậy, có thể áp dụng cho chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn các sản phẩm tươi
4. Thực phẩm giàu kali
Kali là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của phổi, do đó đây là dưỡng chất không thể thiếu đối với các vấn đề về hô hấp. Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu kali như bơ, cà chua, măng tây, củ dền, khoai tây, chuối, cam, các loại rau màu xanh lá đậm…
5. Chất béo tốt cho sức khỏe
Thay vì chọn các loại thực phẩm chiên, bạn có thể chọn đồ ăn nhẹ và có chất béo tốt cho sức khỏe như bơ, các loại hạt, dừa, dầu ô liu và ô liu, cá béo, phô mai. Những thực phẩm này sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người bị bệnh phổi mạn tính.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?
Các loại thực phẩm người bị bệnh phổi mạn tính nên kiêng là những thực phẩm có khả năng gây ra các vấn đề như tạo khí, đầy hơi hoặc có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Chẳng hạn như:
1. Muối
Việc ăn quá nhiều natri hoặc muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng giữ nước gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Do đó, không nên thêm muối vào các món ăn, đặc biệt những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Để đảm bảo an toàn nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về các thực phẩm có thể thay thế lượng muối natri thấp. Bởi chúng cũng có chứa các thành phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Do đó, cần phải kiểm soát các bữa ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri mỗi phần ăn, đồng thời toàn bộ các bữa ăn không nên chứa quá 600mg natri.
2. Một vài loại trái cây
Táo và các loại trái cây có hạt cứng như mơ, đào và dưa có thể gây đầy hơi ở một số người do lượng carb bị lên men trong đường tiêu hóa. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở những người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số loại trái cây lên men như các loại quả mọng, dừa và nho.
3. Một số loại rau và đậu
Một số loại rau và đậu có thể tạo ra khí, đầy hơi khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng chúng nếu không gặp vấn đề gì như đậu, cải bắp, súp lơ, ngô, cải brussel, tỏi tây, đậu lăng, hành, đậu Hà Lan, đậu nành…
4. Sản phẩm từ sữa
Ở một số người, khi sử dụng các loại thực phẩm được làm từ sữa như bơ, phô mai làm cho các chất nhầy trở nên đặc hơn. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm làm từ sữa không khiến cho tình trạng đờm tồi tệ hơn, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn các sản phẩm từ sữa
5. Sô cô la
Socola có chứa caffeine, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra với các bác sĩ để tránh hay hạn chế socola hay không.
6. Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ sẽ dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Thực phẩm có chứa nhiều gia vị cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Trên đây là tổng hợp thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)