Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Chỉ số Creatinin thấp có sao không? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng xử trí

Ngày 19/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Creatinin là một loại axit amin tự nhiên có trong cơ thể. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe của gan và cơ bắp. Vậy chỉ số Creatinin thấp có sao không?

Creatinin do cơ thể tự sản sinh ra, nhưng cũng có thể đến từ các loại thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể. Trên thực tế, có rất nhiều người mắc phải tình trạng chỉ số Creatinin thấp. Việc nắm được rõ ràng những nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể giúp bạn xác định được hướng điều trị phù hợp nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi chỉ số Creatinin giảm thấp nhé!

Chỉ số Creatinin là gì?

Creatinin là một loại chất cặn bã có trong cơ thể, được đào thải ra qua thận. Loại chất này thường được tổng hợp trong gan. Sau đó, được phosphoryl ở gan thành creatinphosphate rồi mới theo mạch máu vận chuyển đến cơ. Creatinin tham gia trực tiếp vào quá trình co cơ. Đồng thời, được dự trữ trong các nhóm cơ bắp.

Hơn nữa, creatinphosphate thoái biến cũng tạo thành Creatinin. Do được đào thải qua thận nên hàm lượng Creatinin có trong thận cũng phản ánh chính xác chức năng lọc của thận, cũng như các bệnh lý liên quan đến thận. Việc kiểm tra nồng độ creatinin có thể thực hiện bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.

Chỉ số Creatinin là gì? Chỉ số Creatinin thấp có sao không? 1
Chỉ số Creatinin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thận

Chỉ số Creatinin thấp là gì?

Creatinin được sản sinh từ hai nguồn chính là nội sinh và ngoại sinh. Creatinin ngoại sinh có trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày. Trong khi đó, Creatinin nội sinh lại có rất nhiều trong gan, thận, tụy. Hàm lượng này được tổng hợp qua arginin và methionin.

Thông thường, hàm lượng Creatinin sẽ có sự khác nhau giữa giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo đó, mức creatinin máu trung bình ở một số đối tượng là:

  • Nữ giới: 0.5 - 1.1mg/dl;
  • Nam giới: 0.6 - 1.2mg/dl;
  • Trẻ vị thành niên: 0.5 - 1.0mg/dl;
  • Trẻ em: 0.3 - 0.7mg/dl;
  • Trẻ nhỏ: 0.2 - 0.4 mg/dl;
  • Trẻ sơ sinh: 0.3 - 1.2mg/dl.

Chỉ số Creatinin thấp khi số liệu đo được thấp hơn so với bình thường. Điều này cho thấy người bệnh đang mắc phải một số các vấn đề về gan, thận. Tuy nhiên, chỉ số Creatinin thấp lại được coi là bình thường ở người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số Creatinin thấp

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số Creatinin thấp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn không thể bỏ qua:

Khối lượng cơ bắp thấp

Chỉ số Creatinin thấp có liên quan mật thiết đến khối lượng và số lượng cơ bắp có trên cơ thể. Khi tuổi tác càng lớn, hàm lượng cơ bắp của con người càng suy giảm. Như vậy, chỉ số Creatinin sẽ giảm đi, cho thấy cơ bắp đang yếu đi hoặc người bệnh đang mắc chứng rối loạn dưỡng cơ.

Chỉ số Creatinin là gì? Chỉ số Creatinin thấp có sao không? 2
Chỉ số Creatinin thấp cho thấy khối lượng cơ bắp thấp

Mắc bệnh về gan

Gan chứa hàm lượng lớn chất Creatinin nên nếu người bệnh bị rối loạn chức năng gan, lượng Creatinin sẽ giảm đi đột ngột. Theo tính toán, người mắc bệnh gan mãn tính có thể làm giảm đến 50% khả năng sản xuất Creatinin. Đây chính là lý do khiến cho chỉ số Creatinin trong máu thấp.

Chế độ ăn uống

Một lượng nhỏ Creatinin sẽ được cung cấp từ thực phẩm hằng ngày. Vì vậy, rất có thể Creatinin là do chế độ ăn uống bị mất cân bằng. Chẳng hạn, người ăn chay trường kỳ hoặc ăn ít thịt sẽ có nồng độ Creatinin thấp hơn so với người bình thường.

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, chỉ số Creatinin thấp là điều rất dễ xảy ra. Tình trạng này chỉ bình thường trở lại sau khi mẹ bầu sinh con.

Triệu chứng khi chỉ số Creatinin thấp

Tùy vào mức độ suy giảm của chỉ số Creatinin mà cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Có thể là:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, mất tập trung.
  • Cơ thể gầy gò, ốm yếu.
  • Cơ bị cứng, đau, làm suy giảm khả năng vận động.
  • Vàng da, đau bụng, buồn nôn.
  • Phân thải ra ngoài có máu và màu nhạt hơn bình thường.
  • Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
Chỉ số Creatinin là gì? Chỉ số Creatinin thấp có sao không? 3
Bạn có thể kiểm tra hàm lượng Creatinin bằng cách xét nghiệm máu

Làm sao để làm tăng chỉ số Creatinin?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng thiếu hụt Creatinin lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Bệnh gan mãn tính, suy cơ,... Do đó, để làm tăng chỉ số Creatinin một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng khối lượng cơ bắp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, sử dụng thêm một số loại thuốc có tác dụng làm tăng chỉ số Creatinin, cũng như xét nghiệm máu định kỳ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh căng thẳng, stress thường xuyên.
  • Thăm khám kịp thời khi phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Chỉ số Creatinin là gì? Chỉ số Creatinin thấp có sao không? 4
Người có chỉ số Creatinin thấp nên tập thể dục thường xuyên

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị tình trạng chỉ số Creatinin thấp. Hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin