Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số HCT trong máu là gì? Tìm hiểu cách đọc chỉ số HCT

Ngày 14/10/2022
Kích thước chữ

HCT trong máu là gì? Là xét nghiệm thường được thực hiện ở các bệnh viện hay phòng khám nhằm theo dõi tình trạng của các tế bào máu trong cơ thể. Xét nghiệm này sẽ có thể giúp chẩn đoán được các rối loạn máu, tủy xương hay các vấn đề sức khỏe khác một cách hiệu quả.

HCT là một xét nghiệm thường được chỉ định tiến hành chúng với các xét nghiệm khác để giúp các y bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Vậy HCT trong máu là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

HCT (Hematocrit) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu. HCT trong máu cho biết cơ thể bạn đang có quá nhiều hay quá ít tế bào hồng cầu. Vì vậy dựa trên kết quả xét nghiệm sẽ chẩn đoán được một số bệnh lý về hồng cầu.

Chỉ số HCT trong máu rất quan trọng vì các tế bào hồng cầu có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Hồng cầu chứa một loại protein quan trọng gọi là hemoglobin liên kết với oxy, từ đó cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể.

Khi các tế bào hồng cầu đi qua phổi sẽ liên kết và vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Khi trở lại phổi, chúng mang theo cacbonic để thải ra bên ngoài. Chỉ số HCT được xem là thước đo giúp xác định cơ thể có đủ tế bào hồng cầu hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn máu như thiếu máu hoặc đa hồng cầu thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm HCT để có cơ sở chẩn đoán bệnh lý.

Chỉ số HCT trong máu là gì? Tìm hiểu cách đọc chỉ số HCT1

HCT (Hematocrit) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu

Mục đích của việc xét nghiệm HCT trong máu là gì?

Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm chỉ số HCT nhằm kiểm tra tình trạng máu, số lượng tế bào hồng cầu. Nếu chỉ số này thấp sẽ khiến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, xét nghiệm HCT còn có thể hỗ trợ sàng lọc bệnh đa hồng cầu.

Nếu bạn đang điều trị ung thư, bạn sẽ thường xuyên xét nghiệm HCT để kiểm tra xem cơ thể có đáp ứng với thuốc hay không? Từ đó mà các y bác sĩ sẽ điều chỉnh để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Chỉ số HCT bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số HCT bình thường cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi. Kết quả Hematocrit được báo cáo dưới dạng phần trăm. Phép đo HCT trung bình ở người là 45%, điều này có nghĩa là cứ 100ml máu có 45ml hồng cầu thì được xem là bình thường.

Chỉ số HCT bình thường ở một người có sức khỏe tốt trong khoảng:

  • Nam giới: 41% - 50%.
  • Nữ giới: 36% - 44%.
  • Trẻ sơ sinh: 45% - 61%.
  • Trẻ em: 32% - 42%.

Để thực hiện xét nghiệm HCT trong máu, bệnh nhân sẽ được lấy máu vào trong ống dẫn nhỏ. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo chỉ số HCT. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm chỉ số HCT có thể bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, thậm chí mang lại kết quả không chính xác như: Thai kỳ, cơ thể bị mất nước, mất máu...

Chỉ số HCT trong máu là gì? Tìm hiểu cách đọc chỉ số HCT2

Chỉ số HCT sẽ cung cấp một phần thông tin về sức khoẻ của bạn

Tuy nhiên, xét nghiệm HCT trong máu chỉ cung cấp một phần thông tin về sức khỏe của bạn. Do đó, sau khi có kết quả xét nghiệm bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Việc tìm một địa chỉ y khoa uy tín để làm xét nghiệm là rất quan trọng, có như vậy bạn mới nhanh chóng có được kết quả chính xác cũng như những chỉ dẫn về một phác đồ điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số HCT quá cao hoặc quá thấp

Chỉ số HCT trong máu cao có nghĩa là phần trăm tế bào hồng cầu trong máu cao bất thường, nguyên nhân có thể là do: Khó thở khi ngủ, bệnh tim, hút thuốc lá, bệnh tủy xương...

Nếu chỉ số HCT thấp có nghĩa là bạn đang gặp tình trạng thiếu máu, lượng hồng cầu thấp hơn bình thường, nguyên nhân khiến chỉ số HCT thấp có thể do mất máu, các vấn đề về xương, thiếu sắt, vitamin B12, vitamin B6, hoặc cơ thể bị thừa nước...

Cách tăng chỉ số HCT trong máu

Ở một số trường hợp, lượng HCT trong máu thấp là do bị thiếu sắt. Vì vậy, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin hàng ngày để hạn chế nguyên nhân dẫn đến hematocrit thấp. Một số loại thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như:

  • Các loại thịt đỏ;
  • Gan bò, gà;
  • Cá, động vật có vỏ;
  • Các sản phẩm từ đậu nành;
  • Hoa quả sấy khô, quả hạch, đậu;
  • Các loại rau lá xanh;
  • Bánh mì và ngũ cốc;
  • Trứng.

Chỉ số HCT trong máu là gì? Tìm hiểu cách đọc chỉ số HCT3

Bổ sung các loại thịt đỏ có thể giúp tăng chỉ số HCT

Bên cạnh đó, Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt được tốt hơn. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt. Nên hạn chế uống cà phê hoặc trà trong bữa ăn vì hai loại thức uống này có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn quý đọc giả đã biết rõ HCT trong máu là gì? Việc ăn uống khoa học kết hợp với điều trị các bệnh lý mãn tính sẽ có thể giúp chỉ số HCT trong máu trở lại mức bình thường nên bạn không cần quá lo lắng nếu không may chỉ số này cao.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm