Chốc lở là bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ khi không được điều trị đúng cách và hiệu quả. Các loại thuốc trị chốc lở ở trẻ em giúp khắc phục dấu hiệu của bệnh một cách tích cực hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 2 nhóm thuốc trị chốc lở ở trẻ nhỏ sau đây.
Thuốc trị chốc lở ở trẻ em dạng bôi
Thuốc trị chốc lở ở trẻ em dạng bôi thường được sử dụng tại chỗ ở vùng tổn thương trên da. Dạng thuốc bôi sẽ giúp giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh, cải thiện tình trạng viêm sưng, sát khuẩn trên da và hạn chế nhiễm trùng. Một số loại thuốc trị chốc lở ở trẻ dạng bôi phổ biến sau đây:
Dung dịch sát khuẩn Povidone iodine
Povidone iodine là một dạng dung dịch sát khuẩn chứa các hoạt chất có thể sử dụng trực tiếp. Khi thoa lên vùng tổn thương trên da sẽ giúp sát khuẩn, kháng khuẩn cho những vết chốc lở trên da của trẻ. Tuy nhiên, dung dịch thuốc này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Cách sử dụng rất đơn giản, các bạn chỉ cần bôi dung dịch sát khuẩn này lên vùng da bị nhiễm bệnh từ 1 - 2 lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý vệ sinh vùng da bị tổn thương của trẻ thật sạch trước khi sử dụng.
Dùng các dung dịch sát khuẩn bôi ngoài da cho trẻ khi bị chốc lở.
Thuốc màu Castellani
Thuốc Castellani thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng với trường hợp bệnh chốc lở ở trẻ gây ra tình trạng đau rát. Dung dịch bôi này giúp sát khuẩn khi tình trạng bệnh chốc lở ở mức độ nhẹ bệnh, có mụn nước mới mọc hay bọng nước vừa bị vỡ.
Việc dùng thuốc bôi này cần thực hiện 1 - 2 lần với liều lượng vừa đủ phủ kín bề mặt của vết chốc lở trên da. Thuốc có khả năng kháng khuẩn cao, giúp nhanh chóng làm lành vết thương. Thế nhưng, thuốc sẽ để lại màu xanh trên da và khó rửa sạch bằng nước.
Thuốc mỡ kháng sinh
Ngoài các loại thuốc trị bệnh chốc lở ở trẻ em trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ để điều trị. Thuốc mỡ cũng có thành phần kháng sinh hoặc có chất diệt khuẩn như Gentamycin, Neomycin, Mupirocin và Acid fusidic. Cha mẹ dùng thuốc mỡ bôi 1 - 2 lần/ngày lên các vị trí bị chốc lở của trẻ. Khi bôi thuốc cần lấy một lượng đủ để phủ kín vết thương, không lấy quá ít hoặc quá nhiều.
Thuốc bôi ngoài da trị chốc lở ở trẻ sẽ giúp vết thương nhanh lành hạn chế nhiễm trùng.
Đối với dạng thuốc mỡ, kem bôi có kháng sinh hoặc thành phần Corticoid từ nhẹ đến trung bình, bạn có thể được dùng trong giai đoạn bệnh chốc lở nặng. Thế nhưng, bạn cần cẩn thận vì thuốc có thành này sẽ có những tác dụng phụ như teo da, giãn mạch. Với các thuốc mỡ bôi có chứa Corticoid, bạn không dùng rộng trên da, vùng da mỏng nhiều nếp gấp cũng như không dùng trong thời gian dài.
Thuốc tím bôi da
Một dạng thuốc trị chốc lở dùng cho trẻ em kế đến chính là thuốc tím, thuốc có thành phần kháng khuẩn cao nên giúp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Khi dùng thuốc tím trị chốc lở người bệnh cần pha loãng với nước theo với tỉ lệ 1/10.000.
Thuốc trị chốc lở ở trẻ em dạng uống
Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chốc lở và một số bệnh lý khác. Việc sử dụng thuốc kháng sinh này có tác dụng trong việc kìm hãm và giết chết vi khuẩn bệnh. Liều dùng, cách sử dụng sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý, sức khỏe, số tuổi và cân nặng của trẻ nhỏ. Với những đối tượng bị dị ứng với các thành phần của thuốc hay mắc các bệnh lý về gan, thận, dị ứng, hen suyễn,… cần cẩn thận khi dùng và nên hỏi ý kỹ bác sĩ trước khi sử dụng.
Cephalexin
Một loại thuốc trị chốc ở trẻ em tiếp đó là Cephalexin, đây là thuốc nhóm Cephalosporin thế hệ 1 dùng theo đường uống. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng hoặc hỗn hợp bột pha uống. Thuốc có tác dụng trong việc tác động đến thành tế bào của vi khuẩn, làm vỡ thành và giết chết vi khuẩn gây bệnh chốc lở.
Ngoài thuốc bôi, bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc uống trị chốc lở cho trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Thuốc Cephalexin dùng cho trẻ em thường có liều từ 25 - 50mg/kg thể trọng/ngày và được chia làm nhiều lần uống. Khi sử dụng thuốc Cephalexin trị chốc lở một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, phát ban. Khi gặp những tác dụng phụ này các bạn nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Oxacillin
Oxacillin là kháng sinh thuộc nhóm Isoxazolyn penicillin. Thuốc có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu khuẩn gây bệnh chốc lở. Thuốc sẽ được hấp thụ tốt hơn khi người bệnh uống khi đói. Bạn nên cho trẻ uống thuốc trước bữa ăn một tiếng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Oxacillin trị chốc lở có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng da, ngứa ngáy nổi ban, sốt, buồn nôn và tiêu chảy.
Ngoài việc sử dụng thuốc trị chốc lở ở trẻ em nói trên để điều trị tình trạng bệnh bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt khi trẻ như Paracetamol, Aspirin,… tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và cụ thể.
Nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thuốc trị chốc lở ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám để được kê đơn phù hợp. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị hay tự mua thuốc cho bé uống sẽ khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp