Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cam thảo là loại dược liệu phổ biến trong các bài thuốc Đông y vì chúng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và làm đẹp. Vậy những công dụng của chiết xuất cam thảo là gì? Có nên sử dụng thường xuyên không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta đã biết đến cam thảo như một loại gia vị, nguyên liệu để làm đồ uống giải nhiệt và thành phần của những bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, ít ai hiểu hết được những công dụng của chiết xuất cam thảo đối với sức khỏe, đặc biệt là làn da. Nếu bạn cũng đang tò mò về tinh chất này thì đừng bỏ qua những thông tin sau nhé!
Chiết xuất cam thảo hay còn gọi là Licorice root extract, là tinh chất được điều chế từ thân và rễ của cây cam thảo. Đây là loài thực vật họ đậu, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây cam thảo phát triển tốt nhất ở môi trường nước sạch và khí hậu ôn hòa. Chiết xuất của loại cây này có màu vàng nâu và hương thơm ngọt thanh pha với mùi gỗ đặc trưng. Trong tinh chất từ cam thảo có chứa những hợp chất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp như: Glabridin, liquiritin, glycyrrhizin. Vì thế, chiết xuất cam thảo là thành phần trong cả những bài thuốc chữa bệnh và sản phẩm chăm sóc da.
Chiết xuất cam thảo có công dụng quý giá tới sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung chúng không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý như:
Từ xưa, cây cam thảo đã xuất hiện trong những bài thuốc Đông y chữa bệnh dạ dày. Chúng có tác dụng kích thích sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản khỏi sự tấn công của axit. Đồng thời, chữa lành các mô bị tổn thương do viêm loét. Vì thế, nếu đang gặp khó khăn với những chứng bệnh như: Khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo chiết xuất cam thảo cho chế độ dinh dưỡng của mình.
Chất chống oxy hóa trong chiết xuất cam thảo có khả năng chống lại sự phát triển của các gốc tự do gây ung thư. Theo nghiên cứu tại Brazil, uống đồ uống có chứa cam thảo mang lại hiệu quả trong đẩy lùi các bệnh ung thư ở nhiều bộ phận như: Vú, tuyến tiền liệt, đại tràng,...
Một trong những đặc tính nổi bật của chiết xuất cam thảo chính là kháng khuẩn, chống viêm. Vì thế, sử dụng tinh chất này có thể góp phần làm dịu những cơn ho kéo dài. Đặc biệt, thành phần glycyrrhizin còn được coi như “vị cứu tinh” của các bệnh nhân hen suyễn.
Ngoài dùng để bồi bổ cơ thể, chiết xuất cam thảo còn được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích bởi hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát và công dụng “thần kỳ” đối với làn da. Cụ thể:
Đây là thành phần có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm như: Mặt nạ, serum, kem dưỡng da, nước hoa hồng,... bởi chức năng cung cấp độ ẩm và giúp da giữ nước cực kỳ tốt. Vì thế, nếu muốn sở hữu một làn da hồng hào và căng bóng, bạn hãy thử ngay những mỹ phẩm có chứa chiết xuất cam thảo nhé!
Tia UV là tác nhân chính làm gia tăng sắc tố melanin, gây ra những vấn đề về da như: Nám, tàn nhang. Trong khi đó, hợp chất glabridin có khả năng ức chế quá trình sản sinh hắc tố trên da mà không gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là lý do chiết xuất cam thảo có mặt trong rất nhiều loại kem chống nắng.
Đặc tính này của chiết xuất cam thảo không chỉ bảo vệ cơ thể từ bên trong mà còn hoạt động như một hàng rào bảo vệ da khỏi các vi khuẩn gây hại. Mỹ phẩm chứa tinh chất thiên nhiên này được các tín đồ làm đẹp sử dụng rộng rãi để làm mờ các vết thâm, mụn trứng cá, mẩn đỏ,... trên da.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của chiết xuất cam thảo tới sức khỏe và thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh chất này với liều lượng quá cao có thể gây nên các tác dụng phụ. Vì thế, một số đối tượng được khuyến cáo không nên uống hoặc sử dụng mỹ phẩm có chứa chiết xuất cam thảo là:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chiết xuất cam thảo và những công dụng của nó. Bên cạnh đó, uống hoặc bôi chiết xuất cam thảo không đúng cách có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên bạn lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé!
Xem thêm: Chiết xuất cúc La Mã là gì? Có tác dụng thế nào đối với làn da?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.