Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Chín mé ngón tay gây ra tình trạng mưng mủ và áp xe ở đầu ngón tay khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.Vậy bị chín mé ở ngón tay phải làm sao? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chín mé? Cùng tìm hiểu trong nội dung chia sẻ sau đây nhé!

Chín mé ngón tay là tình trạng nhiễm trùng thường xuất hiện ở vùng khóe tay, làm sưng mủ hoặc áp xe tại vị trí này. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và điều trị đúng cách, bệnh có nguy cơ tái lại và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc ngón tay chín mé tại nhà, tham khảo ngay nhé!

Bệnh chín mé ngón tay là gì?

Bệnh chín mé xảy ra khi đầu ngón tay bị xước nhưng không được vệ sinh đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng và Herpes gây sưng mủ và áp xe ở đầu ngón tay. Bệnh thường khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nếu không chữa trị kịp thời. Chín mé có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc tốt.

Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa 1
Bệnh chín mé ngón tay có mức độ triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn

Bệnh chín mé ngón tay gồm có 3 dạng chính là chín mé nông, chín mé sâu và chín mé dưới da. Khi bị chín mé, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể tê bì, đau đầu, sốt và có thể đi kèm cảm giác ngứa khó chịu. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng của bệnh ở mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Giai đoạn 1: Thường diễn ra trong khoảng 1 - 3 ngày đầu sau khi bị tổn thương. Lúc này, khu vực ở đầu ngón tay có thể bị sưng đỏ và ngứa, rất khó chịu. Một số trường hợp người bệnh có thể bị đau nhức và gặp khó khăn khi cử động ngón tay.
  • Giai đoạn 2: Diễn ra trong khoảng từ 4 - 7 ngày tiếp theo. Lúc này, các triệu chứng của bệnh cũng rõ ràng hơn và khu vực bị viêm nhiễm bắt đầu lan rộng ra toàn bộ ngón tay. Người bệnh có thể cảm nhận rõ sự căng tức, đau nhức và giật theo từng nhịp mạch đập. Thậm chí có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Giai đoạn 3: Ở những ngày tiếp theo, vị trí đầu ngón tay sẽ mưng mủ. Đối với những người bị bệnh do virus Herpes, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau ở đầu ngón tay kèm sốt.

Nguyên nhân gây bệnh chín mé ngón tay

Nguyên nhân gây ra bệnh chín mé ngón tay phổ biến nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước và tấn công gây bệnh. Với những người có cơ địa dễ ra mồ hôi hay thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn thì vi khuẩn càng dễ sinh sôi và phát triển hơn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chín mé có thể kể đến như:

  • Làm móng tay, móng chân ở cửa tiệm bên ngoài sẽ làm tăng nguy cơ khiến cho vi khuẩn bị xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa, việc sử dụng kìm bấm có chưa vi khuẩn để cắt móng cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh;
  • Đầu ngón tay bị chấn thương do chơi thể thao hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tăng nguy cơ gây ra chín mé ở ngón tay;
  • Người bị thừa cân béo phì;
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS và đang trong quá trình điều trị.
Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa 4
Nguyên nhân gây bệnh chín mé ngón tay là do vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes

Phải làm sao khi bị chín mé ngón tay?

Bệnh chín mé ngón tay nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm xương và nhiễm khuẩn huyết. Khi bị chín mé ở đầu ngón tay, người bệnh cần phải giữ gìn vệ sinh khu vực bị chín mé bằng cách rửa với thuốc tím pha loãng với nước. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Trường hợp nếu chín mé bị mưng mủ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch ở vị trí bị chín mé để dẫn lưu mủ thoát ra. Sau khi sát trùng sẽ dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vùng tổn thương.

Nếu chín mé vẫn sưng và gây đau nhiều, hoặc không đáp ứng điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh xem có gây biến chứng không.

Cách chữa bệnh chín mé móng tay tại nhà đơn giản

Khi bị chín mé, bạn có thể thử áp dụng các cách chữa chín mé dưới đây:

Ngâm với nước giấm

Bạn có thể dùng giấm hoặc giấm táo pha với nước theo tỷ lệ 1:4. Sau đó, cho tay vào ngâm khoảng 15 - 20 phút và lau khô bằng khăn mềm. Nên thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngâm nước muối Epsom (muối vô cơ Magie sulphat)

Đây là loại muối thường được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bạn có thể pha khoảng 2 muỗng canh muối Epsom cùng với 1 lít nước ấm và ngâm ngón tay chín mé trong khoảng 20 - 25 phút để giúp giảm đau và hạn chế nhiễm trùng. Nên lặp lại khoảng 2 - 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa 3
Ngâm nước muối Epsom để giúp giảm đau và hạn chế nhiễm trùng

Ngâm với nước ấm chữa chín mé ngón tay

Việc ngâm tay với nước ấm có thể giúp da chân mềm mại hơn. Sau khi ngâm chân khoảng 20 - 30 phút, hãy giữ cho tay sạch và dùng một miếng gạt nhỏ để đệm dưới góc của phần móng bị chín mé. Sau khoảng 3 - 4 ngày ngâm với nước nước ấm, người bệnh có thể dùng kéo nhỏ đã sát trùng để nhẹ nhàng cắt phần móng bị mọc vào trong rồi dùng băng gạc bó lại để ngăn không cho móng bị nhiễm trùng.

Có thể sử dụng một ít bông đặt dưới móng để tránh bị cắt vào thịt. Bạn có thể tiếp tục ngân tay vào nước ấm vài ngày cho đến khi móng mọc lại.

Cách phòng ngừa bệnh chín mé ngón tay

Khi đầu móng tay bị xước hay có thương tổn thì bạn cần phải chữa trị để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thói quen giúp phòng ngừa để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh chín mé như:

  • Thường xuyên vệ sinh tay và chân sạch sẽ mỗi ngày;
  • Không ngâm tay và chân quá lâu trong nước;
  • Hạn chế tham gia vào những môn thể thao có khả năng gây tổn thương cho ngón tay;
  • Không cắt móng tay quá sát da, đặc biệt là vùng sâu phía bên trong cạnh của móng;
  • Đối với nhân viên y tế, cần đeo găng tay khi tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt xử lý các tổn thương có tiết dịch.
Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa 2
Thường xuyên vệ sinh tay và chân sạch sẽ mỗi ngày để móng nhanh lành

Tình trạng chín mé móng tay mặc dù không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để. Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chín mé cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin