Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh chốc mép hay còn gọi là lở mép là 1 bệnh nhiễm trùng da phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em. Bệnh có thể trở thành mãn tính và có nguy cơ lây lan cao nên chúng ta cần nên tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh và những cách chữa trị nhanh chóng tại nhà.
Chốc mép là 1 bệnh lý da liễu thường gặp tuy không nguy hiểm nhưng lại có nguy cơ lây lan cao. Bệnh có thể thuyên giảm trong vòng vài ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh chốc mép và cách chữa trị nhanh chóng tại nhà.
Bệnh chốc mép có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc những bệnh này. Bệnh khiến vùng da xung quanh môi miệng bị tổn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình ăn uống. Nhận biết nhanh những dấu hiệu của bệnh chốc mép sau đây để điều trị sớm và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người khác:
Ban đầu xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti, đặc biệt là vùng quanh miệng và trên môi. Những vết này sẽ gây ngứa rát hoặc đau khi bị chạm vào, khiến người bệnh rất khó chịu, kéo theo việc môi nứt nẻ và có thể chảy máu.
Sau đó những mụn nước này liên kết thành chùm tạo thành những nốt mụn rộp ở trên mặt, dưới tác động thì chúng dễ bị vỡ ra và chảy dịch có màu vàng đục hoặc chúng sẽ tự kết vảy sau khoảng 2-3 ngày. Người bị chốc mép thường có những vết loét và nếu không được điều trị tốt sẽ để lại sẹo khó lành.
Một số hệ lụy của việc chốc mép khác như:
Nguyên nhân chính gây bệnh chốc mép là do virus Herpes, ngoài ra những vi khuẩn nấm cũng đóng vai trò khiến bạn bị mắc bệnh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết thương hở ở môi, mép khiến tình trạng viêm loét xảy ra nặng hơn. Và những người sống ở môi trường bị ô nhiễm có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do điều kiện vệ sinh không sạch sẽ làm virus, vi khuẩn phát triển mạnh.
Cơ thể thiếu những dưỡng chất thiết yếu làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó khiến vi khuẩn dễ tấn công. Vì vậy bạn cần chú ý bổ sung những loại vitamin như vitamin B2 và các loại khoáng chất.
Thời tiết hanh khô khi vào mùi đông là chúng ta dễ bị khô môi, khô miệng, từ đó hay liếm môi để tạo sự ẩm ướt. Tuy nhiên khi nước bọt bay hơi hết sẽ làm cho môi khô hơn, gây nứt nẻ môi, thậm chí là chảy máu. Từ đó tại môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và khiến bạn bị nhiễm bệnh. Ngoài ra khi bạn xuất hiện những tổn thương như bỏng, viêm da, côn trùng đốt cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc mép.
Ngoài những loại thuốc trị bệnh chốc mép hiệu quả như Nystatin, Fusidic acid... thì chúng ta có thể áp dụng những phương pháp chữa trị sau với những trường hợp chốc mép nhẹ hoặc trẻ em bị chốc mép:
Tác dụng lạnh của đá sẽ làm tê vùng da mẩn đỏ và lở loét khi bị chốc mép, và cũng làm giảm cảm giác đau ngứa rát. Mỗi ngày bạn có thể chườm đá viên nhỏ 2-3 lần ở vùng da bị thương tổn để hạn chế tình trạng lây lan.
Dưa leo: thái dưa leo thành những lát mỏng sau đó đắp lên môi, mép giúp làm dịu da và giảm đau rát.
Lá ổi: giã nát lá ổi và đắp lên vết thương khoảng 5-10p mỗi ngày giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt.
Nha đam: xay nhuyễn nha đam thành nước và thoa đều lên vết thương có thể giúp làm mềm môi và giúp giảm đau và khó chịu.
Dầu ô liu: thoa lên môi, mép mỗi ngày để làm săn se bề mặt tổn thương và ngăn chặn sự lây lan.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tuy nhiên tránh chạm mạnh vào vùng da bị tổn thương. Để da tự hồi phục và không nên tự ý cạy vảy đóng xung quanh môi sẽ làm vết thương thêm trầm trọng.
Rửa sạch vết thương 2 lần mỗi ngày bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.
Nếu muốn sử dụng những loại thuốc giảm sưng viêm hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Khi bị chốc mép thì vùng da xung quanh môi sẽ bị tổn thương nên chúng ta hãy hạn chế sử dụng son môi hoặc thuốc lá. Trong quá trình này bạn có thể dùng dầu dừa hoặc son dưỡng ẩm để làm mềm môi, giúp môi không bị khô nứt, tuyệt đối không được liếm môi, liếm mép.
Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và các loại trái cây mát để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Uống nhiều nước để giảm tình trạng khô môi nứt nẻ và không sử dụng những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, vì dễ gây nóng trong người khiến vết thương lâu lành.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.