Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chóng mắt hậu Covid 19 có nguy hiểm không?

Ngày 30/03/2022
Kích thước chữ

Một số người có thể gặp các triệu chứng chóng mặt ngay tại thời điểm nhiễm Covid 19 và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng kể từ lần nhiễm Covid 19 đầu tiên. Tuy nhiên cũng không ít người có phát sinh và tái phát các triệu chứng ở giai đoạn hồi phục hậu Covid 19, và chóng mặt là triệu chứng rất nhiều bệnh nhân mắc phải.

Hậu Covid 19 có thể xảy ra ở bất cứ ai khi đã bị nhiễm Covid 19 ngay cả ở thể nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng nào, thì cũng có thể bị hội chứng Covid 19 kéo dài với nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, chóng mặt, mệt mỏi cũng là một trong số các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp.

Covid 19 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh, gây ra các triệu chứng về thần kinh như mất ngủ, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tiền đình và trong đó rất phổ biến là triệu chứng chóng mặt.

Biểu hiện của chóng mặt hậu Covid 19

Chóng mặt là ảo giác hay cảm giác về chuyển động của cơ thể hay các vật xung quanh trong khi thật ra không có sự chuyển động đó. Cảm giác thường gặp ở người bệnh là xoay tròn kèm theo buồn nôn, dáng đi lệch lạc, đi đứng không vững, có thể nặng hơn khi cử động đầu. Cơn chóng mặt có thể ngắn, chỉ vài giây hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Với các biểu hiện khác nhau tùy mỗi cá nhân từ nhẹ đến nặng.

Một số bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện như choáng thoáng qua khi thay đổi tư thế đầu, cảm giác chòng chành khi di chuyển đi lại, cơ thể mất thăng bằng, cảm giác như nhà cửa nghiêng ngả, quay tròn kèm theo buồn nôn thậm chí nôn.

Chóng mắt hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?1 Biểu hiện của chóng mặt hậu Covid 19

Chóng mắt hậu Covid 19 có nguy hiểm không?

Mỗi cá nhân sẽ có sự trải qua khác nhau khi nhiễm bệnh. Khi bị chóng mặt cũng tùy vào vị trí và mức độ tổn thương do virus gây ra. Có những tổn thương sẽ tự hồi phục sau khi hết các triệu chứng nhiễm virus, như viêm thần kinh tiền đình một bên. Ở tình trạng này, dây thần kinh tiền đình đã bị tổn thương song lâu dài sẽ được tiền đình trung ương hoạt động bù trừ, lúc này bệnh nhân có thể không nhận ra sự khác biệt về thăng bằng và hết chóng mặt. Một số bệnh như viêm dây thần kinh tiền đình, chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV), nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai trong, tổn thương khu trú lên, làm cho bệnh nhân chóng mặt dữ dội đột ngột, thậm chí có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Sau khi khỏi Covid, bất kỳ khi nào có các vấn đề bất thường về thần kinh như: Đột nhiên chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, ù tai nghe kém, bệnh nhân đều nên đến bác sĩ khám ngay để được điều trị càng sớm, càng tốt. Bệnh nhân cần phân biệt các cơn chóng mặt cấp do bệnh của hệ thống tiền đình không gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, với chóng mặt cấp do đột quỵ tiểu não có thể gây nguy hiểm tính mạng. Khi có cơn chóng mặt cấp xuất hiện sau Covid 19, người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay để được điều trị sớm, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra như đột quỵ.

Chóng mắt hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?2 Khi các cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên người bệnh nên đi khám nhằm phát hiện bệnh sớm

Chóng mắt hậu Covid 19, người bệnh phải làm sao?       

Triệu chứng chóng mặt có thể xảy ra cùng lúc với mắc bệnh Covid 19, hoặc sau khi nhiễm một vài tuần. Các triệu chứng kéo dài tùy vào từng tổn thương và cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi bệnh nhân. Chóng mặt nói chung là tác dụng phụ thường gặp của Covid 19. Trong nhiều trường hợp, chúng sẽ tự biến mất khi các triệu chứng khác của Covid 19 kết thúc. Phần lớn chóng mặt có thể kéo dài một vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí và các tổn thương của tiền đình hoặc các cơ quan khác ngoài tiền đình mà cơn chóng mặt có thể tự biến mất hoặc kéo dài thậm chí phải cần có sự can thiệp của y tế. Dưới đây là cách xử trí khi xuất hiện cơn chóng mặt:

Bệnh nhân chóng mặt đột ngột, trong cơn cấp: Khi xuất hiện cơn chóng mặt cấp, bệnh nhân cần hạn chế vận động và nghỉ ngơi tại giường. Bệnh nhân cần tập trung nhìn vào một điểm cố định trước mặt, cố gắng bám hoặc tựa vào các bề mặt xung quanh và nên giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng. Ngoài ra bệnh nhân cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tránh xa rượu bia thuốc lá và nên gối đầu cao khi ngủ.

Sau mắc Covid 19, khi bị chóng mặt kéo dài: Bệnh nhân nên hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, vận động tại, đứng lên, ngồi xuống thường xuyên, xoay người... Đây là những cách tốt nhằm kích thích hệ thống tiền đình và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Chóng mắt hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?3 Chóng mắt hậu Covid 19, người bệnh phải làm sao?

Ngoài ra, bệnh nhân cần nhớ rõ một số lưu ý sau khi có xuất hiện các triệu chứng chóng mặt do hậu Covid 19:

  • Bệnh nhân nên di chuyển chậm khi thay đổi từ các tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng.
  • Bệnh nhân cũng không nên giữ một tư thế quá lâu, nên tự di chuyển bình thường bởi có thể mất một khoảng thời gian để cơ thể làm quen.
  • Người bệnh nên cân đối lại lượng công việc hàng ngày để xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao lực, làm việc quá sức sẽ khiến tình trạng nặng nề hơn.
  • Nên cung cấp đủ nước bằng cách uống nước thường xuyên.
  • Nên tránh các đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ làm giãn nở mạch máu và hạ huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra những căng thẳng khiến cho các triệu chứng choáng váng trầm trọng hơn.
  • Chú ý theo dõi các triệu chứng của bản thân, khi phát hiện triệu chứng chóng mặt đột ngột, kèm theo khó thở, tức ngực, mất ý thức… cần đi gặp bác sĩ ngay.
  • Bệnh nhân cần giữ an toàn, nếu chóng mặt nhẹ khi vận động, hãy tạm thời đứng yên, cơn chóng mặt sẽ ngừng trong vòng 1 đến 2 phút.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng chóng mặt hậu Covid 19, người bệnh nếu chóng mặt thường xuyên và không có dấu hiệu giảm nên nhanh chóng khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhằm tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu có các biểu hiện chóng mặt đột ngột kèm theo tức ngực, khó thở, mất ý thức, cánh tay hoặc chân và có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào như vấn đề về khó nói và khó nuốt, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin