Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chụp CT và MRI khác nhau như thế nào?

Ngày 17/11/2022
Kích thước chữ

Nếu bạn phân vân không biết chụp CT và MRI khác nhau như thế nào, phương pháp nào tốt hơn thì đừng bỏ qua bài viết này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hai phương pháp qua nội dung dưới đây.

Chụp CT và MRI là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn tiên tiến được nhiều bệnh viện sử dụng hiện nay. Cả hai phương pháp đều cho ra những hình ảnh chụp các bộ phận bên trong cơ thể để xác định bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc chụp MRI và CT cái nào tốt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai phương pháp cũng như những ưu và nhược điểm của nó.

Chụp CT là gì?

Chụp CT và MRI khác nhau như thế nào? 1 Chụp CT còn gọi là chụp cắt lớp vi tính

Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật cho phép phóng một chùm tia X liên tục qua cơ thể. Từ đó thu được hình ảnh chụp các bộ phận bên trong cơ thể, qua máy tính xử lý và cho ra hình ảnh cuối cùng. Hình ảnh thu được có độ phân giải lớn hay nhỏ tùy theo các loại máy chụp là 4 lát cắt, 16 lát cắt hay 64 lát cắt.

Ưu điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính

  • Hình ảnh chụp giúp nhận diện được mức độ tổn thương ở những bộ phận bên trong cơ thể bằng giảm độ đậm hay tăng độ đậm.
  • Phương pháp này có thể cho ra hình ảnh ở nhiều góc và nhiều lát cắt từ các bộ phận chụp. Từ đó tránh bỏ sót tổn thương.
  • Thời gian chụp nhanh, hình ảnh thu được có chất lượng cao, tăng khả năng chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Dễ dàng thực hiện với nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả bệnh nhân không có khả năng hợp tác.

Nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính

  • Nguy cơ nhiễm tia X từ mức trung bình đến cao. Tia X cũng có tính chất tích lũy trong cơ thể nếu sử dụng thường xuyên.
  • Những trường hợp sử dụng thuốc cản quang sẽ xảy ra các phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ.
  • Không cung cấp thông tin chuyển hóa về mặt tế bào như Spect, Pet.
  • Chụp CT hạn chế áp dụng với các bệnh lý như gân, cơ, dây chằng,... các thương tổn nhỏ ở tủy sống, tuyến tùng.

Chụp MRI là gì?

Chụp CT và MRI khác nhau như thế nào? 2 Chụp MRI còn gọi là chụp cộng hưởng từ

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng sóng radio và từ trường. MRI sử dụng nhiều chuỗi xung để thu được nhiều hình ảnh khác nhau thể hiện các tổn thương, nhất là những tổn thương mô mềm. Phương pháp chụp MRI thường được sử dụng để chụp hình ảnh các vùng não, tim, phổi, đầu gối… và có thể ứng dụng ở nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

 Ưu điểm của chụp MRI

  • Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia X đảm bảo an toàn cao về mặt sinh học.
  • Hình ảnh chụp có độ tương phản và sắc nét cao.
  • Có khả năng xử lý các xảo nhiễu của bệnh nhân. Tạo ra hình ảnh không gian 3 chiều của các mạch máu mà không cần phải tiêm thuốc.
  • Có thể phát hiện những thương tổn giai đoạn đầu ở nhiều cơ quan.

 Nhược điểm của chụp MRI

  • Không phù hợp cho những bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín.
  • Trong quá trình chụp không được mang thiết bị hồi sức cấp cứu.
  • Cần bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản.
  • Hạn chế đối với các tổn thương xương hoặc những tổn thương có canxi.

Chụp CT và MRI khác nhau như thế nào?

Chụp CT và MRI khác nhau như thế nào? 3 Chụp CT và MRI đều có những ưu điểm riêng trong quá trình chẩn đoán bệnh

Tùy vào tình trạng và bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp phù hợp. Chụp CT và MRI đều có ưu điểm và nhược điểm, có thể rút ra một số khác biệt của hai phương pháp này như sau:

  • Thời gian: Chụp CT có thời gian chụp ngắn hơn MRI.
  • Ứng dụng: Chụp CT thường được sử dụng trong cấp cứu, đặc biệt là chấn thương sọ não, ổ bụng. Còn chụp MRI thường được ứng để kiểm tra các bất thường trong não.
  • Chỉ định: Chụp CT được chỉ định sau các va đập, chấn thương, dùng để đánh giá hộp sọ, vôi hóa, vật kim loại,... Chụp MRI được chỉ định với các biểu hiện đau đầu, đau nặng đầu kéo dài, phát hiện có khối u, bất thường, dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, co giật, động kinh...
  • Ảnh hưởng bởi kim loại: Chụp CT không ảnh hưởng đến kim loại trên cơ thể bệnh nhân. Còn chụp MRI bị hạn chế với những bệnh nhân có kim loại trên hoặc trong cơ thể.
  • Khả năng đánh giá phần bị xương che khuất: Chụp MRI cho phép đánh giá các phần bị che bởi xương hoặc những bộ phận mà hình ảnh CT không lấy được. 
  • Khả năng phơi nhiễm bức xạ: Chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa nên an toàn trẻ em và các bệnh nhân cần thực hiện chụp nhiều lần.
  • Thuốc phản quang tiêm đường tĩnh mạch: Chụp CT không chỉ định với bệnh nhân suy thận. Đối với chụp cộng hưởng từ, thuốc phản quang an toàn hơn, có thể dùng cho bệnh nhân suy thận.
  • Chi phí: Chụp CT có chi phí thấp hơn so với MRI.

Có thể nói chụp CT và chụp MRI đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chụp phù hợp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu chọn được một cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh.


Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin