Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chụp X quang xoang thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề bất thường ở xoang mũi, từ đó có hướng điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Vậy kỹ thuật này được thực hiện như thế nào?
Xoang mũi có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như giảm trọng lượng hộp sọ, hỗ trợ quá trình hoạt động của mũi và giúp làm ấm, ẩm luồng không khí thở. Khi xoang mũi đau nhức, khó chịu, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chụp X quang xoang để chẩn đoán. Bài viết dưới đây Long Châu sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này.
Để nắm rõ về kỹ thuật chụp X quang xoang mũi, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của xoang mũi. Theo thuật ngữ y học, xoang là những hốc nằm trong xương sọ. Ở bên trong lòng xoang được lót bởi lớp niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang sẽ đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ, thường được gọi là lỗ thông mũi - xoang.
Các xoang được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
Với cấu tạo như trên có thể thấy các xoang đều có lỗ thông với nhau, vì thế khi bị viêm 1 xoang kéo dài rất dễ dẫn đến viêm các xoang khác. Y học vẫn gọi tình trạng này là viêm đa xoang.
Chụp X quang xoang là một kỹ thuật chẩn đoán thông qua hình ảnh được các cơ sở y tế áp dụng phổ biến. Mục đích của phương pháp này là giúp bác sĩ có thể quan sát được tình trạng bên trong của các hốc xoang mà không cần can thiệp dao kéo. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác các loại viêm xoang và mức độ bệnh dựa vào phim chụp.
Vậy thực hiện kỹ thuật này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Thực ra, khi chụp X quang, tia X có thể gây nhiễm xạ cho cơ thể nhưng liều chẩn đoán của một lần chụp sẽ được bác sĩ và kỹ thuật viên điều chỉnh để đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn. Do đó, mức độ ảnh hưởng gần như không đáng kể, bạn không cần quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư do nhiễm xạ nếu tần suất, khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang đảm bảo đúng quy định.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh những nguy cơ nhiễm xạ do chụp X quang nhiều lần, khi đi khám bệnh bạn nên mang theo phim X quang đã chụp trước đó để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán mà không cần phải chụp lại phim mới.
Vậy kỹ thuật chụp X quang xoang được thực hiện như thế nào? Tùy vào tình trạng, triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các tư thế chụp phim như sau:
Tư thế Hirtz thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán các bệnh viêm xoang sàng sau, xoang sàng trước và xoang bướm. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ngửa đầu sao cho đầu thả ra khỏi thành bàn, đỉnh đầu chạm vào phim. Lúc này, tia X quang sẽ đi từ trên xuống dưới. Từ kết quả chụp, bác sỹ quan sát và chẩn đoán được tình trạng viêm xoang bướm, viêm xoang sàng trước và sàng sau.
Kết quả chẩn đoán như sau:
Tư thế này được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến viêm xoang hàm, xoang trán và hốc mũi. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm sấp, mũi và cằm chạm vào phim, đồng thời miệng há tối đa. Lúc này, tia X sẽ được chiếu từ sau ra trước.
Kết quả chẩn đoán ảnh chụp X quang ở tư thế Blondeau như sau:
Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ viêm nhiễm ở xoang chũm, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang xoang với tư thế Schuller. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng giống với kiểu chụp phim sọ nghiêng. Lúc này, nguồn tia chiếu sẽ chếch 25 – 30 độ so với trục 2 tai, tia xuyên qua ống tai bên chụp và vành tai bên chụp luôn phải gập về phía trước để hình phim chụp không đè lên xương chũm.
Kết quả chẩn đoán như sau:
Như vậy, với các thông tin trên đây, Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang xoang và thông tin chi tiết về các tư thế chụp để có thể chẩn đoán bệnh chính xác. Mặc dù đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng, thông báo rõ số lần thực hiện trước đó và tình hình sức khỏe của bản thân với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.