Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Khi bạn mang thai, điều này càng trở nên khó khăn bởi bạn không biết rằng bạn có nên dùng thuốc dị ứng không. Vì vậy nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà thuốc Long Châu muốn bạn tìm cách giảm bớt triệu chứng dị ứng của bạn trong thai kỳ và chắc chắn rằng việc đó an toàn với thai nhi. Cùng giải đáp vấn đề "có bầu uống thuốc dị ứng được không?" trong nội dung sau đây.
Nếu bạn dự định có thai hoặc đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn dùng, kể cả những thuốc không kê đơn. Nhiều loại thuốc dị ứng có thể vẫn an toàn với thai nhi, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để yên tâm sử dụng.
Thuốc kháng histamin đường uống như cetirizine (Zyrtec), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Claritin) được coi là an toàn. Thuốc xịt mũi cromolyn natri (Nasalcrom) và thuốc xịt mũi steroid Rhinocort cũng vậy, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ưu điểm của thuốc xịt mũi là thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, cố gắng tránh bất kỳ loại thuốc nào không cần thiết. Mặc dù một số loại thuốc có tác dụng tốt nhưng không nên dùng thuốc thông mũi bằng đường uống, đặc biệt là pseudoephedrine (Sudafed®). Bởi chúng có thể liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Cẩn thận với thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ bằng chứng về sự an toàn của chúng nên hãy tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin.
Nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Bạn có thể chống dị ứng bằng các biện pháp không dùng thuốc như rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nhưng nếu các triệu chứng dị ứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn, chẳng hạn như khó ngủ thì việc dùng thuốc có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
Tóm lại, các lựa chọn của bạn có thể khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác liên quan đến thai kỳ của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách giảm dị ứng tốt nhất cho bạn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nếu bạn bị hen suyễn thì bạn cần dùng thuốc theo chỉ định. Bởi bệnh hen suyễn không được kiểm soát có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng khi mang thai.
Nhiều loại thuốc dị ứng không kê đơn an toàn khi mang thai, nhưng có một số loại thuốc nên tránh. Một số thuốc kháng histamin cũng có thể chứa thuốc thông mũi. Bằng cách đọc nhãn sản phẩm, một dấu hiệu cho thấy thuốc kháng histamin của bạn có chứa thuốc thông mũi là chữ “D” ở cuối tên thương hiệu, như Claritin-D® hoặc Zyrtec-D® hoặc bạn có thể thấy những từ như “giảm cảm lạnh” hoặc “giảm tắc nghẽn” trên bao bì.
Thuốc kháng histamin không kê đơn an toàn trong thai kỳ:
Ngoài thuốc kháng histamin, một số người cải thiện triệu chứng dị ứng nhờ thuốc xịt mũi steroid như:
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không có thuốc nào chắc chắn an toàn, luôn có những rủi ro khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ. Vì thế, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc dị ứng để đảm bảo rằng chúng không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Sử dụng thuốc xịt mũi có thể an toàn hơn thuốc dị ứng đường uống, bởi thuốc xịt mũi chỉ có tác dụng tại chỗ, không có khả năng hấp thu vào máu cao. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc xịt mũi kéo dài trong hơn ba ngày liên tiếp. Bởi việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm cho các triệu chứng dị ứng trầm trọng hơn do gây kích ứng niêm mạc mũi, sưng mũi.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả. Một đợt điều trị bằng steroid đường uống có thể được xem xét nếu thực sự cần thiết.
Việc tiêm phòng dị ứng là một vấn đề quan trọng cần thảo luận với bác sĩ của bạn. Nếu bạn bắt đầu tiêm ngừa dị ứng trước khi mang thai và chúng giúp cải thiện các triệu chứng của bạn, thì việc tiếp tục tiêm phòng là an toàn.
Tuy nhiên, giai đoạn thai kỳ thường không phải là thời gian thích hợp để bắt đầu một chương trình tiêm phòng dị ứng mới. Bởi một số người có phản ứng tiêu cực với các mũi tiêm phòng dị ứng, bao gồm tụt huyết áp, nổi mề đay và khó thở. Nếu trước đây bạn chưa từng tiêm ngừa dị ứng, bạn không thể biết liệu mình có phản ứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi hay không. Do đó tốt nhất bạn nên trì hoãn việc tiêm phòng dị ứng cho đến khi sinh con.
Với những triệu chứng dị ứng, trước tiên bạn hãy cân nhắc thử một giải pháp không dùng thuốc để xem liệu nó có hiệu quả với bạn hay không.
Các biện pháp chữa trị không dùng thuốc:
Nếu bạn bị dị ứng khi đang mang thai, bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều trị lành tính không dùng thuốc hoặc sử dụng một số loại thuốc dị ứng dành cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên bất kỳ loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Cách tốt nhất để bạn tránh tình trạng dị ứng khi mang thai đó là tiêm phòng dị ứng trước khi quyết định mang thai.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích về việc "có bầu uống thuốc dị ứng được không?" cũng như việc tiêm phòng dị ứng, hướng đến sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Bên cạnh đó, nhà thuốc Long Châu cũng gợi ý cho bạn một số biện pháp giảm dị ứng không dùng thuốc để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong thai kỳ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.