Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Có kinh nguyệt còn cao được không?

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ

Kinh nguyệt là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của phụ nữ đánh dấu sự trưởng thành và phát triển khả năng sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: Liệu có kinh nguyệt còn phát triển chiều cao được không cũng như chia sẻ một số bí quyết giúp trẻ tối ưu hóa tiềm năng phát triển chiều cao của mình.

Giai đoạn dậy thì được xem là cơ hội vàng để trẻ tăng trưởng chiều cao một cách vượt bậc. Đây là giai đoạn hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất, thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và các mô khác.

Có kinh nguyệt còn cao được không?

Trẻ gái thường bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi với độ tuổi trung bình là 12 tuổi. Có kinh nguyệt vẫn có thể cao thêm nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với trước khi có kinh.

Theo các nghiên cứu, sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên bé gái có thể cao thêm từ 2,5 đến 10cm trong 1 đến 2 năm tiếp theo. Trung bình,các bé gái có thể cao thêm khoảng 7cm sau khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe và tập luyện. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao sau khi có kinh nguyệt:

  • Di truyền: Chiều cao của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiều cao của con cái. Nếu cha mẹ cao thì con cái cũng có nhiều khả năng cao hơn.
  • Dinh dưỡng: Đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là chất canxi, vitamin D và protein rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao.
  • Sức khỏe: Một số bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, ví dụ như bệnh tim, bệnh thận và bệnh tiểu đường.
  • Tập luyện: Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập thể dục tăng cường sức mạnh và bài tập chịu lực có thể giúp thúc đẩy sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển chiều cao và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến chiều cao.

co-kinh-nguyet-con-cao-duoc-khong 1.jpg
Có kinh nguyệt vẫn có thể cao thêm nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn

Làm thế nào để tăng chiều cao sau tuổi dậy thì?

Sự phát triển chiều cao sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Di truyền chiếm khoảng 60 đến 80% tiềm năng chiều cao của mỗi người, hormone tăng trưởng đóng vai trò chủ đạo trong việc kích thích phát triển chiều cao, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng…

Chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn dậy thì. Do đó cần chú trọng chăm sóc dinh dưỡng và vận động trong giai đoạn này để phát huy tối đa tiềm năng chiều cao. Mặc dù chiều cao chủ yếu do di truyền quyết định, và khả năng tăng chiều cao sau tuổi dậy thì thường bị hạn chế, vẫn có một số cách tăng chiều cao để bạn kích thích quá trình phát triển chiều cao.

co-kinh-nguyet-con-cao-duoc-khong 2.jpg
Chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn dậy thì

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Cung cấp đầy đủ protein, canxi, vitamin D, kẽm và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh: Chất xơ trong trái cây và rau xanh giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao. Các loại rau xanh và trái cây có thể kể đến như cải bó xôi, rau bina, bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây, chuối, bơ, cam, dâu tây, kiwi…
  • Uống đủ nước: Nước sẽ giúp cơ thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao.

Tập luyện thể dục thể thao

  • Tập luyện các bài tập tăng chiều cao: Xà đơn, bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, yoga…
  • Chú ý tư thế: Duy trì tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi và ngủ để giúp cột sống phát triển thẳng hàng, tối ưu hóa chiều cao.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, quan trọng cho sự phát triển chiều cao.

Một số lưu ý khác

  • Tránh xa các thói quen có hại: Thức khuya, sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, lười vận động, ngồi sai tư thế…, vì những thói quen này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng, do đó hãy tìm cách thư giãn và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
co-kinh-nguyet-con-cao-duoc-khong 3.jpg
 Lười vận động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

Cần lưu ý rằng kết quả của những phương pháp này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hỗ trợ tối đa quá trình phát triển chiều cao của bạn.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc liệu có kinh nguyệt còn phát triển chiều cao được không mà bạn có thể tham khảo. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc thì trẻ có thể tối ưu hóa tiềm năng phát triển chiều cao của mình trong giai đoạn dậy thì.

Xem thêm: Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.