Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên đánh thức người bị mộng du không?

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Mộng du là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Vậy nếu gặp một người đang rơi vào trạng thái mộng du thì có nên đánh thức họ không, vì thật sự là họ đang “ngủ rất sâu”? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho vấn đề có nên đánh thức người bị mộng du hay không nhé!

Theo dân gian truyền miệng, không nên đánh thức người đang mộng du vì có thể khiến họ bị “điên loạn”, tuy nhiên theo góc nhìn khoa học thì có nên đánh thức người bi mộng du không?

Mộng du là hiện tượng gì?

Mộng du hay còn gọi là Somnambulism. Đây là một triệu chứng được biết đến như một dạng rối loạn giấc ngủ. Người bị mộng du có thể hành động như một người bình thường nhưng trong trạng thái vô thức như vừa đi vừa ngủ, ăn uống như bình thường, mặc quần áo, lái xe,... Những cơn mộng du thường xuất hiện khoảng một đến hai giờ sau khi ngủ và chúng thường kéo dài trong khoảng 15 đến 30 phút. Những người đang rơi vào tình trạng mộng du thường rất khó đánh thức, khi thức giấc họ sẽ không nhớ những điều mà mình làm đêm trước đó.

Có nên đánh thức người bị mộng du không? 1

Mộng du là hiện tượng không hiếm gặp

Có nên đánh thức người bị mộng du không?

Có nên đánh thức người bị mộng du không là thắc mắc của nhiều người. Bởi nếu không đánh thức thì người bệnh có thể gây ra một số tai nạn nguy hiểm, còn nếu đánh thức thì theo dân gian là sẽ khiến cho bệnh nhân dễ bị “điên loạn". Thực chất, rất khó đánh thức được người đang bị mộng du. Thậm chí khi bạn cố gắng nói chuyện với họ, những người này sẽ không nghe thấy gì, không đáp lời, hoặc có thể họ làu bàu gì đó một cách vô nghĩa. Nếu bạn cố gắng đánh thức được người mộng du thì họ có thể sẽ bị bối rối, mất phương hướng và thậm chí còn có thể trở nên cuồng loạn. Họ có thể sẽ không hài lòng vì đã bị đánh thức và cảm thấy xấu hổ. Cách tốt nhất là nên khéo léo dẫn họ trở về giường một cách nhẹ nhàng và an toàn.

Người ta thường sẽ bị mộng du trong 3 giờ đầu của giấc ngủ, lúc này học sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu, không kèm theo các giấc mơ. Mặc dù người mộng du phần nhiều là trẻ em, tuy nhiên một số gười lớn cũng mắc chứng mộng du này. Mộng du thường có xu hướng xuất hiện ở nhiều người trong cùng một gia đình. Đây không phải là “lây lan" mà là yếu tố di truyền. Khoa học còn chưa tìm được lời giải vì sao một số người bị mộng du trong khi những người khác lại không, nhưng các chuyên gia cho rằng điều này liên quan rất lớn tới di truyền, sau đó là tâm lý stress hoặc sự lo lắng.

Có nên đánh thức người bị mộng du không? 2

Rất khó để đánh thức người đang mộng du

Do đó khi gặp người mộng du, hãy luôn ở bên cạnh họ cho đến khi họ trở về giường một cách an toàn. Kiểm tra xem cửa ra vào hay cửa sổ đã được đóng chưa và không để những vật dụng có khả năng gây nguy hiểm như diêm, dao, chìa khoá xe trong tầm tay của họ.

Có thể điều trị mộng du không?

Thực tế, nếu không bị mộng du thường xuyên thì không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên khi chứng mộng du dần nghiêm trọng hơn khiến người bệnh gây ra những hành vi bất thường, gây thương tích hoặc ảnh hưởng đến người thân thì nên chủ động điều trị sớm. 

Điều trị mộng du có thể bao gồm những điều sau:

  • Điều trị bệnh lý nền có liên quan như rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chân không yên.
  • Điều chỉnh thuốc điều trị nếu mộng du là do đang dùng thuốc nào đó.
  • Dùng thuốc điều trị chứng mộng du như benzodiazepines hoặc thuốc chống trầm cảm.
  • Theo dõi và đánh thức người bị mộng du khoảng 15 phút trước khi họ thường bị mộng du và giữ cho họ tỉnh táo vài phút trước khi ngủ trở lại.
  • Trị liệu hoặc tư vấn nếu chứng mộng du có liên quan đến tâm lý như căng thẳng, áp lực thần kinh
  • Dùng liệu pháp thôi miên.

Có nên đánh thức người bị mộng du không? 3

Có thể điều trị mông du bằng một số thuốc nhất định

Ngoài các phương pháp điều trị nguyên nhân dẫn đến mộng du kể trên, có thể cải thiện giảm nhẹ chứng mộng du bằng các biện pháp bên ngoài như:

  • Thiết lập môi trường an toàn: Đóng, khóa tất cả cửa sổ lẫn cửa ra vào trước khi đi ngủ, đặt vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ ngoài tầm với,...
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo người bệnh có giấc ngủ sâu đủ 7 - 8h mỗi ngày.
  • Thực hiện các biện pháp thư giãn: Đọc sách, ngâm mình trong bồn tắm, tập thiền,... trước khi ngủ để tạo sự thoải mái, giúp giấc ngủ sâu hơn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Trò chuyện cùng mọi người nhiều hơn để giải tỏa áp lực.
  • Tránh thức uống kích thích: Không uống các thức uống như bia rươụ trước khi ngủ.
  • Nhẹ nhàng dẫn người mộng du trở lại giường.

Người bị bệnh mộng du sẽ không nhận thức được hành động của bản thân. Có nên đánh thức người bị mông du? Nếu trong gia đình bạn có người bị mộng du, hãy thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà và nên hạn chế đánh thức họ khi họ đang mộng du. Dù ít khi gây nguy hiểm nhưng cải thiện chứng bệnh này sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, giảm mệt mỏi và hạn chế làm phiền đến mọi người xung quanh.

Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin