Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh các loại dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải, tăm nước,... thì chỉ nha khoa cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Vậy, chúng ta có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên hay không?
Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho răng miệng và ngược lại, chỉ nha khoa sẽ gây hại nếu như sử dụng sai cách. Để tìm hiểu kỹ hơn về chỉ nha khoa và tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên hay không?”, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Chỉ nha khoa là loại dây nhỏ được làm từ chất liệu là nhựa hoặc nylon, rất mềm và mảnh, có độ đàn hồi tốt và có công dụng là vệ sinh răng miệng. Chỉ nha khoa có thể có thể len lỏi vào các kẽ răng nhỏ nhất để kéo các mảng bám thức ăn thừa ra ngoài. Không chỉ có thế, bề mặt của chỉ nha khoa còn được phủ chất kháng sinh vật, làm ức chế quá trình tạo men răng và giảm các mảng bám ở kẽ răng.
Các mảng bám ở chân răng và kẽ răng không được làm sạch, lâu ngày tích tụ sẽ gây ra những vấn đề về răng miệng thường gặp. Đôi khi, chỉ đánh răng thông thường hoặc súc miệng sẽ không thể làm sạch hoàn toàn các mảng bám, nhất là ở những vị trí sâu, hẹp trong khoang miệng.
Chỉ nha khoa có thể sử dụng thay thế tăm tre thông thường, không gây tổn thương nướu và làm thưa răng. Sử dụng chỉ nha khoa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:
Có thể thấy, chỉ nha khoa mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho răng miệng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sử dụng đúng cách để tránh gây ra những tác hại ngược lại cho răng.
Theo các chuyên gia khuyến nghị, thời gian sử dụng chỉ nha khoa thích hợp sẽ không cố định mà tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của mỗi người. Một số người sẽ sử dụng chỉ nha khoa vào buổi sáng sau khi đánh răng, tuy nhiên, cũng có một số người sử dụng sau khi dùng bữa hoặc trước khi đi ngủ. Tóm lại, bạn có thể tùy ý, chủ động sử dụng chỉ nha khoa theo thời gian cá nhân, sở thích hoặc bất cứ khi nào bạn thấy phù hợp.
Các chuyên gia cũng gợi ý bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng bởi dùng vào thời điểm này sẽ giúp làm trôi các mảng bám thức ăn và vi khuẩn đang mắc kẹt giữa các kẽ răng. Tiếp theo đó, khi thực hiện đánh răng, các mảng bám và mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn sẽ được làm sạch tối đa một lần nữa, đem lại kết quả làm sạch răng miệng hiệu quả.
Bên cạnh đó, nồng độ florua từ kem đánh răng sẽ có xu hướng tăng khi bạn dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng, từ đó làm làm sạch răng hơn và phòng ngừa tốt tình trạng sâu răng.
Chúng ta có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên hay không? Theo các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên sử dụng chỉ nha khoa quá thường xuyên, quá nhiều lần trong ngày. Lạm dụng chỉ nha khoa sẽ khiến cho răng và nướu bị hỏng, tạo khoảng trống lớn cho răng, nhất là khi bạn sử dụng với lực mạnh. Ngoài ra, tiếp tục dùng lực mạnh tì đè chỉ nha khoa lên răng với tần suất liên tục, men răng của bạn sẽ nhanh chóng bị mài mòn và mỏng dần, từ đó răng yếu hơn.
Chúng ta chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, tối đa 3 lần/ngày để chỉ nha khoa không làm hỏng răng và nướu, gây tụt lợi.
Bên cạnh đó, bạn đọc cần ghi nhớ, chỉ nha khoa chỉ có thể sử dụng được 1 lần duy nhất và không thể tái sử dụng đến lần thứ 2 hoặc thứ 3. Tái sử dụng chỉ nha khoa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, sự lây nhiễm bệnh từ răng này sang răng khác.
Đối với loại chỉ không có cán như chỉ tơ Oral-B và loại chỉ được gói cuộn trong hộp. Để sử dụng, bạn đọc hãy thực hiện đầy đủ các bước sau:
Chỉ nha khoa có cán rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần:
Răng miệng là bộ phận quan trọng luôn cần được làm sạch và chăm sóc cẩn thận mỗi ngày. Hãy nắm rõ cách sử dụng chỉ nha khoa và số lần sử dụng chỉ nha khoa để giúp quá trình làm sạch răng miệng đạt hiệu quả tối ưu, không gặp phải các tác động xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.