Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không?

Ngày 26/11/2023
Kích thước chữ

Mụn cám tuy không nguy hiểm nhưng lại là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ da. Vậy chúng ta có nên nặn mụn cám ở mũi hay không?

Mụn cám tuy không nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Việc tự điều trị mụn cám không đúng cách có thể làm cho da trở nên sần sùi, sạm đen, và có thể gây viêm nhiễm. Vậy có nên nặn mụn cám ở mũi hay không?

Mụn cám ở mũi là gì?

Mụn cám xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc, thường xuất hiện những nốt nhỏ li ti, đặc trưng ở các vùng da mũi, cằm, má… Một số trường hợp mụn cám xuất hiện ở lưng, ngực, vai. Mụn cám thường phổ biến ở nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, và phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến da dễ bị mụn cám.

Sự tắc nghẽn lỗ chân lông ở giai đoạn ban đầu là nguyên nhân gây mụn cám, nhưng nếu da không được chăm sóc đúng cách, nó có thể dẫn đến các vấn đề khác như:

  • Mụn đầu đen: Xuất phát từ lỗ chân lông được giãn to và kết nối với môi trường bên ngoài, nhân mụn bị oxi hóa thành màu đen. Nhân mụn thường chứa đầy bã nhờn và bụi bẩn.
  • Mụn mủ: Bụi bẩn bên trong lỗ chân lông có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến sưng, đỏ, và mưng mủ.
Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không? 1
Mụn cám xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc

Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không?

Không nên tự nặn mụn cám, vì hành động này có thể làm da trở nên dễ bị viêm nhiễm. Để đối mặt với tình trạng này, quan trọng nhất là tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da, thực hiện điều trị mụn cám, và cung cấp lời khuyên về phòng ngừa, giảm thiểu mụn cám và sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp để ngăn ngừa mụn phù hợp với từng loại da.

Nếu bạn quyết định tự nặn mụn cám, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Làm sạch da và có thể xông hơi từ 10-15 phút để mở lỗ chân lông, giúp quá trình nặn mụn dễ dàng hơn và lấy sạch nhân mụn.
  • Sát khuẩn da bằng dung dịch sát khuẩn và đeo bao tay y tế vô khuẩn khi nặn mụn.
  • Nặn mụn nhẹ nhàng, hạn chế gây tổn thương cho tế bào da.
  • Tiếp tục sát khuẩn và làm sạch da một lần nữa, sau đó áp dụng chế độ chăm sóc da phù hợp để ngăn chặn mụn cám tái phát sau khi đã nặn.
Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không? 2
Có nên nặn mụn cám ở mũi tại nhà hay không?

Nguyên nhân gây mụn cám ở mũi

Mụn cám là hiện tượng xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc, gây ra do nhiều nguyên nhân. Lỗ chân lông là những khe hở nhỏ trên da có nhiệm vụ giải phóng dầu và mồ hôi. Khi lỗ chân lông bị tắc, các tế bào da chết, mồ hôi nhờn hoặc bụi bẩn mắc kẹt, không thể được đưa ra ngoài, dẫn đến mụn cám. Dưới đây là các nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông gây xuất hiện mụn cám:

  • Tăng tiết bã nhờn: Khi tuyến mồ hôi dầu sản xuất quá nhiều dầu, bã nhờn tích tụ ở lỗ chân lông mà da không loại bỏ kịp, điều này dẫn đến việc hình thành nhân mụn cám.
  • Vệ sinh da không đúng cách: Việc rửa mặt không kỹ hoặc cha mạt da quá mạnh đều là những nguyên nhân gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng mụn cám.
  • Môi trường nóng ẩm: Yếu tố nhiệt độ làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn cám. Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, kết hợp với bụi bẩn làm cho da liên tục sản xuất dầu, gây nổi mụn.
  • Rối loạn hormone: Stress kéo dài, giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều, tiền mãn kinh… tác động đến hormone làm tăng hoạt động của tuyến dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám.
  • Sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Việc sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt không phù hợp với loại da và tình trạng da, có thể làm tăng hoặc giảm tiết bã nhờn, ảnh hưởng đến quá trình tiết của lỗ chân lông.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, công việc căng thẳng, thói quen thức khuya… làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể. Đồng thời, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn gia vị có thể làm tăng tình trạng tắc nghẽn thêm nặng nề.
  • Tiền sử gia đình: Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến tình trạng da dầu, da khô. Để cải thiện, bạn cần duy trì vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Lưu ý quan trọng để ngăn chặn mụn cám quay trở lại

Dưới đây là một số lưu ý để ngăn chặn mụn cám ở mũi.

  • Rửa mặt đúng cách: Duy trì làn da luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Tuỳ thuộc vào tình trạng da, có thể sử dụng sữa rửa mặt chứa acid salicylic để ngăn ngừa và điều trị mụn cám hiệu quả.
  • Tẩy trang thật kỹ: Trong trường hợp bạn cần trang điểm, hãy tẩy trang một cách sạch sẽ trước khi nặn mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Thực hiện quy trình tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần để giữ cho làn da luôn sạch sẽ và giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không? 3
Tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ giúp ngăn ngừa mụn cám ở mũi

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về việc có nên nặn mụn cám ở mũi hay không. Việc tự ý nặn mụn cám có thể gây viêm nhiễm và làm tình trạng mụn nặng hơn vì vậy bạn không nên tự nặn mụn tại nhà.

Xem thêm: Cách trị mụn cám ở mũi tận gốc và phương pháp hạn chế mụn cám

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm