Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kem tẩy nốt ruồi là một sản phẩm thịnh hành, được nhiều người yêu thích và sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có nên sử dụng kem tẩy nốt ruồi không.
Phần lớn các nốt ruồi đều lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số nốt ruồi gây mất thẩm mỹ nên nhiều người muốn loại bỏ chúng. Thay vì tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, nhiều người lại sử dụng kem tẩy nốt ruồi để thực hiện tại nhà. Vậy có nên sử dụng kem tẩy nốt ruồi không?
Nốt ruồi là những vết đốm có màu nâu, đen hoặc màu đỏ xuất hiện trên bề mặt da. Đây là kết quả của tình trạng rối loạn hắc tố. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc thay đổi nội tiết tố, nốt ruồi sẽ trở nên sậm màu hơn.
Trên thực tế, có rất nhiều loại nốt ruồi khác nhau như: Nốt ruồi phẳng, lồi, thô ráp,... thậm chí mọc lông. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng biểu bì của mỗi người. Trung bình, mỗi người có thể có khoảng 10 - 40 nốt ruồi ở trên cả cơ thể.
Hầu hết các nốt ruồi thường lành tính, ít khi gây sưng, đau nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, nốt ruồi có kích thước lớn, nhô lên trên bề mặt da sẽ cọ xát với quần áo, gây ra cảm giác khó chịu. Vì vậy, ngày càng có nhiều người muốn tẩy nốt ruồi.
Hiện nay, có rất nhiều người chọn cách tự xóa nốt ruồi ngay tại nhà bằng các loại kem tẩy nốt ruồi được quảng cáo tràn lan trên mạng. Điều này đặt ra nghi vấn liệu có nên sử dụng kem tẩy nốt ruồi không. Theo các bác sĩ, điều này không những không có tác dụng mà nó còn có thể gây hại đến sức khỏe của người dùng.
Đến nay, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh về tác dụng của kem tẩy nốt ruồi. Nhiều nguồn tin cho rằng chất tẩy của các sản phẩm này là acid trái cây hoặc acid dạng nhẹ. Tuy nhiên, không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của mặt hàng này nên nếu áp dụng lên da, nó có thể gây tổn thương da, thậm chí là bỏng da nghiêm trọng.
Từ đó, hình thành nên sẹo xấu hoặc nhiễm trùng da, khiến người bệnh mất nhiều thời gian và công sức điều trị các biến chứng về sau.
Thay vì băn khoăn: “Có nên sử dụng kem tẩy nốt ruồi không?”, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện quy trình xóa nốt ruồi an toàn. Dưới đây là một số phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến nhất hiện nay:
Với phương pháp này, nhân viên y tế sẽ tiến hành chiếu tia laser vào nốt ruồi. Ánh sáng từ laser sẽ loại bỏ các sắc tố ở thượng bì thông qua cơ chế làm “bốc hơi” các mô nốt ruồi. Ưu điểm của kỹ thuật này là thời gian xử lý nhanh, ít để lại sẹo và tiêu diệt được triệt để các sắc tố nằm sâu ở bên dưới da.
Cơ chế của phương pháp này là sử dụng dòng điện để phá hủy các mô nốt ruồi. Để tránh làm tổn thương các vùng da xung quanh, nhiều cơ sở y tế đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ đốt nốt ruồi hiện đại hơn là sóng RF hoặc tia plasma. Nếu xóa nốt ruồi bằng cách đốt điện, bạn có thể yên tâm rằng biện pháp này ít gây đau, tỷ lệ để lại sẹo là rất thấp và vết thương cũng mau lành hơn.
Tiểu phẫu thường chỉ được chỉ định khi nốt ruồi có kích thước quá lớn, gồ ghề và sần sùi ở trên hoặc ở dưới bề mặt da. Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Với những vết nốt ruồi nhỏ, mờ, bạn có thể áp dụng một số cách xóa nốt ruồi đơn giản tại nhà như sau:
Nhìn chung, các phương pháp này khá dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là những nốt ruồi có kích thước lớn, ăn sâu vào bên trong lớp biểu bì.
Việc làn da có trở nên mịn màng, trắng trẻo sau khi tẩy nốt ruồi hay không còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc da của bạn. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng sau khi tẩy nốt ruồi như sau:
Sau khi tẩy nốt ruồi, tùy vào từng tình trạng da mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống để rút ngắn thời gian phục hồi vết thương. Việc của bạn là vệ sinh da sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và khăn bông mềm. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước hoặc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh khiến da bị tổn thương.
Nếu vết thương chảy dịch, bạn có thể dùng khăn sạch thấm và lau nhẹ nhàng. Bạn cũng không nên sử dụng oxy già hoặc các dung dịch có chứa iot để tránh làm vết thương lâu lành.
Giai đoạn khi vết thương lên da non có thể gây ngứa ngáy, khó chịu nhưng bạn tuyệt đối không được gãi hay chà xát mạnh. Khi ra khỏi nhà, bạn cần che chắn cẩn thận bằng nón rộng vành và khẩu trang, tránh để vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến cho vết thương trở nên sẫm màu hơn. Sử dụng mỹ phẩm cũng là một thói quen cần tránh nếu không muốn vết thương bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, cần lưu ý chế độ ăn uống sau xóa nốt ruồi. Bạn cần kiêng các loại thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi như: Thịt gà, rau muống, thịt bò,... Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Tóm lại, có nên sử dụng kem tẩy nốt ruồi không? Câu trả lời là không. Hãy lựa chọn các phương pháp xóa nốt ruồi an toàn, hiện đại khác để lấy lại được diện mạo tươi tắn, trẻ trung nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.