Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cardio là một bài tập tăng cường sức khỏe được nhiều người ưa chuộng và áp dụng. Tuy nhiên, có nên tập cardio mỗi ngày hay không thì không phải ai cũng biết.
Nhiều người vì muốn rút ngắn thời gian tập luyện, nhanh chóng có được thân hình đẹp mà tập cardio hàng ngày. Tuy nhiên, với cường độ cao, đòi hỏi nhiều sức lực nên “Có nên tập cardio mỗi ngày hay không?” vẫn luôn thắc mắc cần được giải đáp. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem chuyên gia có suy nghĩ gì về vấn đề này, cũng như những lưu ý trong quá trình tập cardio nhé!
Cardio là cái tên viết tắt của Cardiovascular Training, là một nhóm các bài tập có sức nặng, có khả năng làm tăng nhịp tim và đốt cháy calo ở mức tối đa. Các bài tập này rất đa dạng, như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội,... hoặc các bài tập có sử dụng dụng cụ thể hình. Chúng không tác động vào riêng một nhóm cơ nào mà cần có sự kết hợp linh hoạt của các bộ phận trên cơ thể.
Cardio dù đa dạng hình thực tập luyện nhưng về cơ bản, phương pháp này được chia thành 2 loại. Đó là:
Trên thực tế, không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà cardio mang lại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc tập luyện không đúng cách thì nó sẽ trở thành một “con dao hai lưỡi”, kéo theo nhiều hậu quả cho sức khỏe của con người.
Trong các nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã chỉ ra những tác hại khôn lường nếu bạn tập luyện cardio mỗi ngày. Các triệu chứng điển hình cho thấy cơ thể bạn đã bị quá tải có thể kể đến như: Đau cơ kéo dài, đau khớp, nhanh mất sức, tụt huyết áp, khó thở khi tập luyện,... Điều này lại càng phổ biến ở những người mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, hô hấp, viêm khớp,... người mới trải qua chấn thương hoặc người cao tuổi.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên tập luyện cardio khoảng 150 phút/tuần với cardio vừa và 75 phút/tuần với cardio cường độ cao. Trong những ngày còn lại, bạn có thể tập luyện các bài nhẹ nhàng, tập trung vào từng nhóm cơ riêng biệt.
Với những lợi ích to lớn dưới đây, thật không có gì bất ngờ khi cardio được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng tôi đã tổng hợp được 5 tác dụng đặc trưng mà cardio mang tới cho sức khỏe con người. Cụ thể:
Khi tập luyện cardio trong thời gian dài, tim cũng cần vận động tích cực hơn để dẫn máu đi khắp cơ thể. Việc cơ quan này được vận động thường xuyên sẽ ngăn chặn tình trạng lão hóa tim, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như: Tắc nghẽn mạch máu, suy tim, đột quỵ,...
Cân bằng chỉ số cơ thể hay nói cách khác là làm giảm lượng mỡ và tăng khối lượng cơ bắp. Nguyên nhân là do tập luyện cardio sẽ đốt cháy được tối đa lượng calo được nạp vào cơ thể. Như vậy, số lượng calo in < calo out là chỉ tiêu hàng đầu để giảm cân lành mạnh, làm cân bằng lại chỉ số cơ thể.
Bài tập cardio được biết đến như một “vị cứu tinh” dành cho những người bị cao huyết áp. Với những bệnh nhân của căn bệnh này, bác sĩ khuyên bạn nên tập luyện cardio vừa như: Đạp xe, đi bộ, tập yoga,... mỗi ngày.
Trong quá trình tập luyện, cơ thể con người sẽ tiết ra “hormone hạnh phúc”. Đây thực chất là hợp chất endorphin có tác dụng giảm đau, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau cơ và nâng cao tinh thần cho người tập. Vì vậy, có nhiều người cho biết sau khi tập luyện, họ cảm thấy luôn vui vẻ, sảng khoái suốt cả ngày.
Tập cardio sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh tế bào hồng cầu và các cytokine khỏe mạnh. Loại protein này sẽ góp phần vào hệ miễn dịch, tạo thành một hàng rào vững chắc để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân có hại từ bên ngoài như: Vi khuẩn, virus, khói bụi,...
Trên đây là những kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề: “Có nên tập cardio mỗi ngày không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách phân chia thời gian tập luyện, sinh hoạt và làm việc sao cho hợp lý. Bạn cũng đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và uống đủ 2 lít nước một ngày để duy trì vóc dáng thon gọn, săn chắc, trẻ trung nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.