Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay không?

Ngày 27/10/2023
Kích thước chữ

Chúng ta có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh khi trẻ đang gặp tình trạng tắc tuyến lệ hay không? Là câu hỏi đang được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Ngày nay tình trạng tắc tuyến lệ đang xảy ra phổ biến ở trẻ em thậm chí là đối với trẻ sơ sinh, đây được xem là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh này, kéo theo đó là những triệu chứng chảy nước mắt liên tục dẫn đến viêm kết mạc, chảy mủ,...ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như vui chơi hàng ngày ở trẻ.

Tuyến lệ hay còn gọi là lệ đạo được phát triển từ trong hệ xương của đôi mắt, cấu tạo đi từ rãnh mũi, mắt nằm giữa mầm mũi ngoài và mầm hàm trên gồm 2 loại là tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Vậy tắc tuyến lệ được hiểu như thế nào? Tại sao lại có tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, liệu có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh khi trẻ còn quá nhỏ và làm cách nào để thực hiện hiệu quả thì bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc trên của các gia đình có bé nhỏ nhé.

Tắc tuyến lệ là gì?

Nhiều người đang còn rất hoang mang về tình trạng tắc tuyến lệ, có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay thậm chí họ không nghĩ đến đây là bệnh cần được điều trị sớm và dứt điểm ở trẻ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu tắc tuyến lệ là gì và nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ.

Cơ chế hoạt động của mắt bình thường là nước mắt sẽ tiết ra đều và liên tục ở tuyến lệ, thoát ra và sẽ chảy vào trong hai điểm lệ, theo đó tiếp tục chảy đến hai lệ quản vào túi lệ và cuối cùng chảy xuống mũi. Nhưng nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thì đây tình trạng nước mắt ở vùng ống được nối thông từ mắt xuống mũi bị tắc nghẽn và không thể lưu thông, đây được cho là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ trong những ngày đầu sau sinh và nếu như các mẹ còn đang phân vân có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay không thì có thể trả lời rằng đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng cần phải được điều trị, loại bỏ sớm tránh tình trạng nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng mắt.

có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh 1
Tắc tuyến lệ là tình trạng nước mắt ở vùng ống được nối thông từ mắt xuống mũi bị tắc nghẽn

Nguyên nhân gây nên tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh vì còn khá nhỏ nên hệ thống thoát nước mắt chưa được hoàn thiện như người trưởng thành, tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh xảy ra với nhiều nguyên nhân:

  • Do chấn thương hoặc tai nạn và sau các cuộc phẫu thuật gây ra tình trạng tắc nghẽn lệ đạo.
  • Do bẩm sinh: Tuyến lệ chưa được phát triển toàn diện hoặc ống lệ mũi còn hẹp dẫn đến lệ đạo ở trẻ không được lưu thông.
  • Tình trạng bị viêm mắt hoặc nhiễm trùng cũng có thể làm nước mắt không được lưu thông một cách trơn tru trong hệ thống ống dẫn.
  • Một số các bệnh về mũi điển hình như viêm xoang mãn tính, hình thành nên các vết sẹo gây cản trở trong việc lưu thông tuyến lệ.

Vì vậy mà câu hỏi có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh đang được nhiều người nhắc đến hiện nay, chắc hẳn với những nguyên nhân trên sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ được việc thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết và quan trọng.

Biểu hiện nào cho thấy trẻ sơ sinh đang bị tắc tuyến lệ?

Nhằm giúp chẩn đoán kịp thời bệnh và điều trị sớm tránh tình trạng xấu xảy ra thì chúng ta cũng nên có cho mình những kiến thức cơ bản để nhận diện được trẻ có đang bị tắc tuyến lệ hay không thông qua một số biểu hiện sau:

  • Nước mắt chảy ra ngoài liên tục mà không bị tác động bởi cảm xúc hay các tác nhân khác.
  • Mắt thường sưng đỏ, đau nhức ở hốc mắt.
  • Trường hợp mắt đã bị nhiễm trùng sẽ thường xuất hiện chảy mủ, tích tụ ghèn quanh mắt, tạo cảm giác khó chịu
  • Thị lực giảm dần, mờ mắt, thậm chí dễ bị kích ứng, gây sốt.
Có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay không? 1
Mắt sưng đỏ là một trong những biểu hiện của tắc tuyến lệ

Làm cách nào để thông tuyến lệ hiệu quả?

Ngày nay có rất nhiều cách để thông tuyến lệ, vừa là phương pháp tây y, vừa là phương pháp dân gian khiến cho các mẹ khá nhức đầu liệu có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh phổ biến giúp mang lại hiệu quả cho việc thông tuyến lệ ở trẻ mà các mẹ nên tham khảo:

Thường xuyên vệ sinh mắt

Vùng da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị ngứa, nổi mẩn đỏ đặc biệt ở vùng mắt nếu tuyến lệ có vấn đề, thường chảy nước mắt, đổ ghèn khiến trẻ khó chịu thì việc nên làm là vệ sinh mắt một cách cẩn thận, vệ sinh bằng nước ấm không quá nóng hoặc có thể chườm ẩm quanh vùng mắt, lưu ý sử dụng bông hoặc khăn mềm và massage nhẹ nhàng. Điều này giúp cho vị trí bị tắc nghẽn được giãn nở và lưu thông trở lại.

Có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay không? 2
Nên vệ sinh mắt thường xuyên cho bé

Thông lệ đạo

Hệ thống tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa phát triển được do tắc nghẽn vì thế có thể thông tuyến lệ bằng cách sử dụng ống nhỏ đưa vào trong lệ đạo xuống dưới lệ mũi, tiếp theo sẽ bơm hơi vào phần bóng khiến đầu ống to ra để nong điểm hẹp, cuối cùng sẽ xả bóng, lưu ý phương pháp bơm thông lệ đạo này áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Phẫu thuật lệ đạo

Tuỳ vào độ tuổi của trẻ mà có những cách điều trị phù hợp, trẻ từ 2-3 tháng tuổi tắc tuyến lệ chưa có dấu hiệu viêm có thể massage quanh vùng túi lệ, an toàn hơn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh. Sau thời gian này nếu tình trạng tắc tuyến lệ vẫn chưa cải thiện, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để phẫu thuật tạo mới điểm thông túi lệ và mũi, thông thường ống lưu sẽ được giữ cố định từ 3-4 tháng rồi mới lấy ra nhằm giúp ổn định chỗ thông nối, việc phẫu thuật này thường áp dụng hiệu quả cho trẻ sau 1 năm tuổi.

Có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh hay không? 3
Phẫu thuật lệ đạo thường áp dụng cho trẻ sau 1 năm tuổi

Chắc hẳn với những thông tin trên sẽ là công cụ bổ ích giúp các gia đình có thêm kiến thức, giải đáp được những thắc mắc có nên thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh, yên tâm trong việc loại bỏ tình trạng tắc tuyến lệ và giúp cho các bé được trưởng thành một cách khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm