Triệu chứng nghẹt mũi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Đây có thể là những triệu chứng sinh lý hoặc bệnh lý nhưng đều gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra còn có thể kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi,... Vậy để chữa nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi cần biết nguyên nhân cụ thể, chính xác.
Nguyên nhân nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Cảm lạnh hoặc cảm cúm
Nếu bạn bị nghẹt mũi cùng với các triệu chứng khác như đau họng, hắt hơi, ho và sốt, rất có thể bạn đã bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường, tất cả những gì bạn cần làm là giữ ấm cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Triệu chứng sẽ hết sau 7 - 10 ngày và dấu hiệu ngạt mũi cũng hết theo.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng bạn bị dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, thức ăn,… Khi tiếp xúc với các tác nhân này cơ thể sẽ tự động bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng quá mẫn như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi,…
Thay đổi thời tiết, tác nhân ô nhiễm gây nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Viêm xoang
Viêm xoang làm tăng tiết dịch gây tắc nghẽn đường thở và nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn khi nằm ngủ. Nếu bị viêm xoang, ngoài ngạt mũi, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi và nhức hốc mắt.
Viêm amidan
Viêm amidan cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi đặc biệt là ở trẻ em.
Có dị vật trong mũi
Các dị vật trong mũi gây ra tắc nghẽn đường thở, viêm nhiễm, phù nề và dẫn đến nghẹt mũi. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ vì trẻ quá nhỏ thường hay đưa đồ chơi, dị vật lên mũi.
Dị tật ở mũi
Dị tật mũi như polyp mũi, khối u, vách ngăn bị lệch cũng có thể làm giảm khả năng thở của mũi và dẫn đến nghẹt mũi.
Căng thẳng kéo dài
Tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngạt mũi. Ngoài ra, một số yếu tố khiến tình trạng ngạt mũi nặng hơn là môi trường sống nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không vệ sinh mũi thường xuyên, cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh, uống không đủ nước cho cơ thể.
Cách chữa nghẹt mũi mà không có nước mũi
Vệ sinh mũi
Đây là một trong những cách dễ nhất, chi phí thấp nhất để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xoang và giảm sự phụ thuộc vào thuốc xịt mũi và thuốc kháng sinh. Sử dụng dụng cụ chuyên rửa mũi và dùng nước cất, nước tiệt trùng hoặc nước đun sôi để nguội có thể giúp thông mũi nhanh chóng.
Để rửa mũi bằng bình rửa mũi, bạn đứng trước bồn rửa và nghiêng người sang một bên. Đặt vòi rửa mũi ở bên mũi của bạn. Nghiêng chai cho đến khi nước vào mũi. Khi nước vào một lỗ mũi, nó sẽ chảy ra lỗ mũi còn lại, làm sạch chất nhầy. Rửa mũi trong khoảng 1 phút, sau đó đổi bên.
Xịt nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, tốt nhất là nước muối ấm để tăng hiệu quả. Nhỏ nước muối vào mũi giúp làm loãng chất nhầy, tăng độ ẩm trong xoang và giảm viêm các mạch máu trong mũi từ đó các triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm.
Xịt mũi vừa làm sạch dịch nhầy, cung cấp độ ẩm giảm nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm là một trong những cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả. Hơi nước nóng có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi và giảm viêm. Tắm nước ấm có thể giúp bạn thở trở lại bình thường, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp chữa nghẹt mũi được áp dụng phổ biến ở trẻ nhỏ vì phương pháp này an toàn, tạo cảm giác dễ chịu nhanh chóng, đồng thời giúp giảm sưng tấy ở mũi.
Cách thực hiện như sau, lấy khăn thấm nước ấm và đặt lên sống mũi, khi khăn đã nguội thì lặp lại tương tự các bước trên 3 - 4 lần. Bạn có thể thực hiện cách chườm ấm này hàng ngày cho đến khi tình trạng nghẹt mũi thuyên giảm hoàn toàn.
Massage mũi
Đây là cách đơn giản nhất để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị nghẹt mũi. Cách thực hiện như sau: Xoa bóp điểm giữa lông mày giúp giảm áp lực trong xoang và ngăn niêm mạc bị khô. Để hỉ mũi dễ dàng hơn, bạn có thể xoa bóp hai bên cánh mũi. Để giảm sưng mao mạch, bạn có thể xoa bóp điểm giữa môi trên và mũi, lúc này đường thở sẽ mở ra làm giảm nghẹt mũi.
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn khi xì mũi. Ngoài ra, cơ thể đủ nước cũng sẽ làm giảm áp lực xoang và giảm kích ứng mũi, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây và nước rau củ quả yêu thích.
Gừng
Gừng có tính ấm được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, chống viêm, giảm nghẹt mũi. Bạn chỉ cần cho vài lát gừng với nước nóng và thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống hơn.
Bạc hà
Một ly nước ép bạc hà hoặc thêm lá bạc hà vào nước nóng cũng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi.
Tỏi
Tỏi rất giàu allicin và scordinin nên tỏi thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp và nghẹt mũi. Bạn có thể ăn các món làm từ tỏi, uống nước ép tỏi.
Máy tạo độ ẩm
Vào mùa khô, độ ẩm không khí thấp hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm làm không khí trong phòng ngủ thiếu ẩm. Từ đó khi hít không khí, niêm mạc mũi khô hơn bình thường. Chính vì thế sử dụng máy tạo độ ẩm, giúp giảm sưng các mô, mạch và xoang mũi, làm loãng chất nhầy, hỗ trợ giảm nghẹt mũi.
Dùng thuốc trị nghẹt mũi
Nếu bị nghẹt mũi do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine. Nhưng để an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu nghẹt mũi do dị ứng bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kéo dài không khỏi. Các bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để triệu chứng nhanh chóng kết thúc.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp