Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có thể test Overthinking bằng những cách nào?

Ngày 27/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong tâm lý học, hội chứng Overthinking được miêu tả là việc tự suy nghĩ quá nhiều, nhưng thường là những ý nghĩ tiêu cực dẫn đến căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Nếu bạn đang không ngừng lo âu, chất vấn bản thân, thì đã đến lúc nên xem lại mình có gặp phải hội chứng này không. Vậy có thể test Overthinking bằng những cách nào?

Một trong những biểu hiện của hội chứng Overthinking đó là luôn đặt câu hỏi về những suy nghĩ của bạn dù chúng có thể chỉ là những suy nghĩ thoáng qua. Việc nhận biết Overthinking thường dựa trên tự quan sát và bạn có thể xem xét các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của tình trạng này.

Overthinking là gì?

Trước khi tìm hiểu có thể test Overthinking bằng những cách nào, bạn cần biết Overthinking là gì? Hội chứng Overthinking thuộc nhóm rối loạn lo âu, được dùng để chỉ hành động suy nghĩ quá nhiều của một cá nhân trước một vấn đề nào đó. Hành động này diễn ra không chỉ với vấn đề xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, mà với cả vấn đề trong quá khứ, đã hoàn thành, đã diễn ra rồi nhưng cá nhân Overthinking không hài lòng về kết quả, vẫn để tâm đánh giá, dằn vặt. Họ thường xuyên có suy nghĩ nếu như, giá như, phải chi xuất hiện trong đầu.

Có thể test Overthinking bằng những cách nào?
Người bị hội chứng Overthinking sẽ khiến não bộ bị quá tải

Việc luôn lặp đi lặp lại suy nghĩ cho một vấn đề ở người bị hội chứng Overthinking sẽ khiến não bộ bị quá tải. Thêm vào đó là những muộn phiền, tiếc nuối, tự trách bản thân đã không làm tốt hơn. Lâu dần, tình trạng trì trệ xuất hiện nhiều hơn, chất lượng cuộc sống bị giảm sút do họ không thể tập trung suy nghĩ cho hiện tại mà cứ mãi hồi tưởng về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai.

Overthinking có phải là bệnh?

Theo các chuyên gia, Overthinking không phải là bệnh tâm thần. Tuy nhiên, đây là một trong những biểu hiện tiêu cực của các dạng sức khỏe tâm thần mang tính tiềm ẩn, dễ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe thể chất. Theo nghiên cứu, Overthinking có thể góp phần cũng như thường là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm lý như:

  • Trầm cảm;
  • Rối loạn lo âu;
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD);
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Có thể thấy, Overthinking gián tiếp gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Lúc này, việc phải trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc… sẽ được cân nhắc thực hiện nếu cần.

Có thể test Overthinking bằng những cách nào? 1
Overthinking không phải là bệnh tâm thần

Có thể test Overthinking bằng những cách nào?

Overthinking là một trạng thái tâm lý nên khó có thể đo lường trực tiếp. Vì vậy chưa có bộ test Overthinking chính thức nào từ các hiệp hội, cơ quan y tế trong nước cũng như thế giới giúp trực tiếp xác định Overthinking và mức độ Overthinking. Tuy nhiên, nếu muốn biết bản thân có gặp phải hội chứng này hay không, bạn có thể thử kiểm tra bằng một trong các phương thức dưới đây:

Các câu hỏi kiểm tra sức khỏe tinh thần của nhà tâm lý học David A. Clark

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây một cách thật thành thật. Đáp án của bạn sẽ phần nào thể hiện bạn có phải người hay Overthinking hay không.

  • Bạn có thường hay bắt gặp bản thân đang ngồi nghĩ ngợi lung tung không?
  • Bạn có thường tự hỏi tại sao mình lại có những suy nghĩ đó không?
  • Bạn có cố tìm hiểu, theo đuổi những suy nghĩ sâu xa khác đằng sau suy nghĩ đó không?
  • Mỗi khi tâm trạng buồn, bạn có hay suy nghĩ không?
  • Bạn có thường xuyên muốn biết não bộ của mình hoạt động như thế nào không?
  • Bạn có coi trọng vấn đề kiểm soát suy nghĩ của bản thân không?
  • Bạn có khắt khe với những suy nghĩ bộc phát không mong muốn của bản thân không?
  • Bạn có gặp khó khăn trong việc kiểm soát suy nghĩ của chính mình không?
Có thể test Overthinking bằng những cách nào? 2
Câu hỏi kiểm tra sức khỏe tinh thần của nhà tâm lý học David A. Clark

Nếu câu trả lời cho các câu hỏi của bài test Overthinking trên đa phần là có, phần trăm cao bạn là một người suy nghĩ quá nhiều.

Bài test DASS 21 giúp đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress

Bài test này gồm 21 câu hỏi và không có đáp án đúng hay sai cho những câu hỏi này. Để trả lời, bạn chỉ cần khoanh tròn hoặc đánh dấu vào các số 0, 1, 2, 3 tương ứng với các mức độ. Bạn không nên suy nghĩ quá lâu khi đọc câu hỏi mà cần trả lời ngay lập tức.

Các mức độ trả lời:

  • 0 - Không đúng chút nào cả;
  • 1 - Chỉ đúng 1 phần hoặc đôi khi đúng;
  • 2 - Khá đúng, phần lớn thời gian là đúng;
  • 3 - Hoàn toàn đúng.

Để tiện theo dõi, hãy ghi số điểm của mình ra giấy. Dưới đây là các câu test:

  • Tôi khó thấy thoải mái.
  • Tôi hay bị khô miệng.
  • Tôi không hề có chút cảm xúc tích cực nào.
  • Tôi bị rối loạn nhịp thở (khó thở, thở gấp dù chẳng làm việc gì nặng).
  • Tôi gặp khó khăn trong việc bắt tay vào công việc.
  • Tôi sẽ phản ứng thái quá mỗi khi có vấn đề xảy ra.
  • Tôi bị ra mồ hôi (như: Mồ hôi tay…).
  • Tôi thấy mình suy nghĩ nhiều.
  • Tôi thường lo sẽ xảy ra các tình huống có thể khiến tôi xấu hổ hay hoảng sợ.
  • Tôi thấy bản thân mình chẳng có gì đáng mong đợi.
  • Tôi nhận thấy bản thân rất dễ bị kích động.
  • Tôi thấy rất khó thư giãn.
  • Tôi cảm thấy thất vọng, chán nản.
  • Tôi không chịu được khi có việc gì đó chen vào việc mình đang làm.
  • Tôi thấy bản thân dễ hoảng loạn
  • Tôi không thấy hăng hái, hứng thú với bất kỳ việc gì.
  • Tôi cảm thấy bản thân mình không xứng đáng làm người.
  • Tôi dễ phật ý, hay tự ái.
  • Tôi nghe thấy rõ tiếng trống ngực dù chẳng làm việc gì.
  • Tôi hay sợ hãi vô cớ.
  • Tôi thấy cuộc sống thật vô nghĩa.
Có thể test Overthinking bằng những cách nào? 3
Bài test DASS 21 giúp đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress

Sau khi hoàn thành, bạn hãy cộng điểm tổng của các câu, sau đó nhân với 2 rồi so sánh với bảng kết quả dưới đây.

Với tình trạng lo âu:

  • 0 - 7 : Bình thường;
  • 8 - 9: Rối loạn lo âu nhẹ;
  • 10 - 14: Rối loạn lo âu vừa;
  • 15 - 19: Rối loạn lo âu nặng;
  • Lớn hơn hoặc bằng 20: Rối loạn lo âu rất nặng.

Với tình trạng trầm cảm:

  • 0 - 9 : Bình thường;
  • 10 - 13: Trầm cảm nhẹ;
  • 14 - 20: Trầm cảm vừa;
  • 21 - 27: Trầm cảm nặng;
  • Lớn hơn hoặc bằng 28: Trầm cảm rất nặng.

Với tình trạng stress:

  • 0 - 14 : Bình thường;
  • 15 - 18: Stress nhẹ;
  • 19 - 25: Stress vừa;
  • 26 - 33: Stress nặng;
  • Lớn hơn hoặc bằng 34: Stress rất nặng.

Nếu điểm số tương đương mức bình thường, bạn vẫn đang cân bằng tâm lý rất tốt. Mặt khác, nếu điểm ở mức nhẹ, để tránh khiến trạng thái lo âu, trầm cảm chuyển biến nặng bạn hãy lưu tâm hơn tới cảm xúc của mình, chú ý điều chỉnh những suy nghĩ của bản thân. Nếu điểm số bài test Overthinking cho thấy bạn đang lo âu, trầm cảm, stress mức độ nặng đến rất nặng, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị phù hợp, an toàn nhất.

Các bài test Overthinking trên đây là những bài đánh giá nhanh, chỉ có giá trị tham khảo chứ không mang giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên, kết quả này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ khi thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Mức độ Overthinking có từ nhẹ, trung bình, đến nặng. Khi bạn nghĩ quá nhiều, sức khoẻ tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, dễ lo âu, áp lực, thậm chí trầm cảm. Vì vậy hãy chú ý lưu tâm đến cảm xúc của mình bạn nhé! 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm