Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm sẽ được bác sĩ chẩn đoán là có tim thai. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết đã có tim thai là thế nào? Nếu mẹ cũng thuộc nhóm này thì đừng bỏ qua bài viết của Nhà thuốc Long Châu mẹ nhé.
Tim thai là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bác sĩ thông báo đã có tim thai thì có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin khoa học chính xác về tim thai trong bài viết dưới đây.
Tim thai là nhịp đập của tim thai nhi, được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ. Việc phát hiện tim thai qua siêu âm là một dấu hiệu quan trọng cho thấy thai nhi đang phát triển.
Theo các chuyên gia sản khoa:
Lưu ý: Nếu siêu âm chưa phát hiện tim thai trong giai đoạn sớm, bác sĩ có thể hẹn kiểm tra lại sau 1 - 2 tuần để đánh giá chính xác hơn.
Tim thai là cơ quan quan trọng đầu tiên của thai nhi bắt đầu hoạt động. Sự phát triển của tim thai diễn ra qua nhiều giai đoạn phức tạp, từ một nhóm tế bào nhỏ đến một cơ quan hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ siêu âm, ngày nay các bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của tim thai ngay từ những giai đoạn sớm nhất, giúp phát hiện sớm các bất thường về tim mạch nếu có.
Bên cạnh việc tìm hiểu về sự xuất hiện của tim thai, nhịp tim thai nhi bình thường là bao nhiêu cũng đang là chủ đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy bình thường tim thai là bao nhiêu?
Sau quá trình hình thành và phát triển, đến tuần thứ 16 của thai kỳ, cấu tạo tim thai đã tương đối hoàn thiện và có thể thực hiện tốt chức năng bơm máu để nuôi dưỡng cơ thể. Ở giai đoạn này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu mỗi ngày, đảm bảo cung cấp oxy và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Trong những tuần đầu của thai kỳ, khi siêu âm, nếu bác sĩ chưa phát hiện được tim thai hoặc nhận thấy tim thai yếu, mẹ không nên quá lo lắng. Nguyên nhân có thể do thai nhi còn quá nhỏ nên các thiết bị siêu âm chưa thể ghi nhận được nhịp tim. Trong trường hợp này, mẹ nên kiên nhẫn chờ thêm khoảng một tuần và đi khám lại để có kết quả chính xác hơn.
Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, tim thai đã đập nhanh và rõ ràng hơn. Lúc này, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé ngay tại nhà bằng ống nghe y tế hoặc các ứng dụng hỗ trợ nghe tim thai.
Thông thường, nhịp tim thai quá chậm có thể là dấu hiệu nguy hiểm hơn so với nhịp tim nhanh, đặc biệt trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Ngoài ra, nhịp tim thai quá cao (>180 nhịp/phút) hoặc quá thấp (<110 nhịp/phút) sau tuần 10 có thể là dấu hiệu của tình trạng thai nhi bị thiếu oxy, bất thường về tim mạch hoặc ảnh hưởng từ sức khỏe của mẹ (như mất nước, sốt cao, rối loạn tuyến giáp). Khi phát hiện những bất thường về nhịp tim thai, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn hướng xử lý phù hợp, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Tim là một trong những bộ phận quan trọng nhất và được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần chủ động thực hiện một số biện pháp để giúp tim thai phát triển khỏe mạnh.
Thứ nhất, các mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Thứ hai, mẹ bầu cần chủ động loại bỏ những thói quen xấu:
Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu vì tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bé mắc bệnh tim bẩm sinh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tim thai và một số vấn đề liên quan mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, với những chia sẻ của Long Châu, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và giải đáp được thắc mắc có tim thai là thế nào. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về chủ đề trên đây, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất bạn nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...