Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Còn chân răng có nên nhổ không hay điều trị theo hướng bảo tồn? Để tìm ra lời giải đáp của câu hỏi này thì trước tiên bạn phải làm rõ lý do còn sót chân răng và thực trạng của phần chân răng còn sót lại.
Hiện tượng thân răng mất đi, chỉ còn lại chân răng thường xuất hiện trong trường hợp nhổ răng, gãy răng hoặc răng bị sâu ở mức độ nặng. Vậy còn chân răng có nên nhổ không và cần lưu ý những gì khi tiến hành thủ thuật này?
Chân răng là phần dưới cùng của răng, bên ngoài của chúng được bao bọc bởi lợi và ăn sâu vào cung hàm nên nếu quan sát theo cách thông thường, bạn không thể nhìn thấy được.
Về mặt cấu tạo, chân răng được định phom bởi 3 thành phần cơ bản, đó là xi măng gốc răng, ngà răng và tủy răng.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của chân răng là giữ cố định cho vùng thân răng bên trên, giúp định phom cung răng và hỗ trợ quá trình nhai, cắn, xé thức ăn. Khi chân răng chắc khỏe thì chức năng ăn nhai sẽ được duy trì tốt và ngược lại.
Hiện tượng còn sót lại chân răng có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
Đây không phải là vấn đề thường gặp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn. Cụ thể, khi bị tai nạn, do va chạm cơ học nên răng bị gãy phần thân. Trong một số trường hợp, do tác động lực ngay phần giáp ranh với lợi nên chỉ còn sót lại phần chân răng bên dưới.
Sâu răng là trường hợp răng bị hủy hoại trong thời gian dài do thói quen ăn đồ ngọt, lười vệ sinh hoặc làm sạch không đúng cách. Kết quả là phần thân răng bên trên dần tiêu biến, chỉ còn sót lại chân răng phía dưới lợi.
Khi nhổ răng sâu, nhổ răng khôn mọc lệch hoặc nhổ răng thừa để chuẩn bị niềng răng, hiện tượng trên cũng có thể xảy ra nếu thao tác sai kỹ thuật hoặc ca can thiệp có mức độ khó cao.
Đây là trường hợp khi nhổ răng, bác sĩ nha khoa cố ý để lại chân răng. Lý do có thể xuất phát từ mức độ nguy hiểm nếu can thiệp xâm lấn, nhất là khi răng nằm sâu trong hàm và liền sát với các ống thần kinh hoặc mạch máu. Ngoài ra, khi chân răng biến dạng, kết cấu khác lạ hoặc chân răng bị dính với xương hàm thì bác sĩ cũng chủ đích để sót chân răng nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ gây mất an toàn.
Trong trường hợp sót chân răng do bệnh lý hoặc nhổ răng không đúng cách thì việc không loại bỏ chúng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng ngại ngại, cụ thể là:
Răng bị sâu nên còn chân răng tức là vẫn còn ổ vi khuẩn. Khi đó tác nhân gây hại này sẽ phát triển, hoành hành, phân giải mảng bám thức ăn và sinh mùi khó chịu trong khoang miệng.
Khi vi khuẩn còn khu trú, chúng sẽ hình thành ổ viêm, thậm chí là sưng tấy mức độ nặng và mưng mủ, gây đau nhức khó chịu. Đây là dấu hiệu đặc trưng của áp xe chân răng. Trong một số trường hợp, tình trạng trên có thể sinh ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là gây nhiễm trùng máu.
Thân răng khi đã mất đi thì sẽ để lại khoảng trống hàm. Lúc này các răng nằm sát sườn sẽ có xu hướng mọc xô lệch, nghiêng về phía khoảng trống và khiến khuôn miệng mất cân đối. Đó là chưa kể đến nguy cơ vi khuẩn gây sâu răng tấn công và hủy hoại các răng vùng lân cận.
Một khi chỉ còn sót chân răng, phần thân răng bên trên đã tiêu biến thì việc ăn nhai sẽ gặp nhiều cản trở. Đặc biệt, thức ăn có thể mắc hoặc va chạm vào chân răng bị sót và càng làm tăng thêm cảm giác ê buốt, khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn.
Để biết còn chân răng có nên nhổ không, bạn cần dựa vào lý do chân răng còn sót và thực trạng của tổ chức này. Hầu hết các trường hợp, nếu chân răng còn sót thì cần tiến hành nhổ bỏ để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm tình trạng đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian nhổ bỏ chân răng có thể khác nhau. Cụ thể như sau:
Nếu chân răng còn sót theo chủ đích của bác sĩ thì bạn không nên tự ý nhổ bỏ mà cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn và kế hoạch xử lý tiếp theo của chuyên gia y tế.
Nếu sót chân răng do tai nạn, va chạm cơ học thì phần đa các trường hợp tổ chức này vẫn còn duy trì tốt chức năng. Vậy nên chúng ta không nên nhổ bỏ mà cần điều trị bảo tồn bằng việc tạo phom thân răng mới trên nền chân răng cũ.
Khi sót chân răng do nhổ sai cách hoặc sâu răng thì bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kháng sinh cho đến khi hết tình trạng viêm đỏ, sưng tấy. Sau đó mới tiến hành nhổ bỏ tại những đơn vị uy tín và theo dõi sát sao quá trình làm lành tổn thương ở vùng hàm sau can thiệp. Riêng đối với trường hợp sâu răng, nếu chân răng vẫn chưa bị hủy hoại thì bạn vẫn có thể trám, điều trị bảo tồn chứ không nhất thiết phải nhổ bỏ.
Để ngăn ngừa tình trạng sót chân răng vì nhiều lý do, bạn cần lưu ý đến những điều quan trọng sau:
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp vấn đề còn chân răng có nên nhổ không. Để đảm bảo việc nhổ răng không còn sót chân do sai kỹ thuật hay tay nghề kém thì bạn nên lựa chọn những địa chỉ nhổ răng uy tín, chất lượng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.